Trường hợp các góc, cạnh viền máy bị móp méo hay trầy xước nhiều chứng tỏ máy có thể đã bị va đập và khả năng sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ các vị trí tiếp giáp, cổng sạc, cổng tai nghe và các ốc vít để chắc chắn sản phẩm chưa bị thay vỏ. Điều này do ngoại hình iPhone cũ cũng phản ánh phần nào chất lượng và độ bền của máy.
Mọi trải nghiệm của người dùng trên smarpthone đều gắn liền với màn hình cảm ứng. Do đó phải kiểm tra chất lượng hiển thị và khả năng cảm ứng của màn hình còn tốt không. Ngoài ra, cần chắc chắn màn hình iPhone cũ không có điểm chết, màn hình còn zin và chưa bị thay mới.
Hãy lắp SIM và thực hiện cuộc gọi để kiểm tra chất lượng sóng sánh, âm thanh. Mặt khác, người dùng nên truy cập Internet xem phim, nghe nhạc để kiểm tra chất lượng kết nối Wifi, 3G/4G và độ ổn định của pin iPhone cũ.
Kiểm tra IMEI, nguồn gốc cũng là điều hết sức cần thiết. Khi so sánh số IMEI ở các vị trí khác nhau trên máy giúp người dùng xác định được iPhone cũ đã bị thay vỏ hay chưa. Nếu có sự trùng khớp tức là máy còn nguyên bản, chưa bị thay vỏ. Đồng thời, số IMEI còn cho biết thời gian kích hoạt, bảo hành và iPhone cũ là máy lock, quốc tế hay chính hãng.
Chiếc iPhone cũ sẽ trở thành cục gạch nếu iCloud đã bị khóa. Do đó người dùng cần đảm bảo tài khoản iCloud của người chủ cũ đã được thoát ra hoàn toàn. Hãy vào trang chủ của Apple, nhập số IMEI để kiểm tra tình trạng Activation Lock (Khóa kích hoạt). Nếu kết quả là Off thì người dùng có thể yên tâm mua chiếc iPhone cũ này.
Kể cả khi đã biết cách chọn, kiểm tra máy chất lượng, khách hãng vẫn nên tìm đến các cửa hàng uy tín khi có nhu cầu mua iPhone cũ. Các dòng iPhone cũ tại Di Động Việt được cam kết nguyên bản, chất lượng, đã trải qua quá trình kiểm nghiệm khắt khe về vóc dáng và trải nghiệm trước khi đến tay khách hàng.