Công việc cấp cứu người bệnh thường là nơi “đầu sóng ngọn gió” của một bệnh viện, nơi mà cường độ làm việc luôn gấp gáp, khẩn trương, nhất là đối mặt với những ca bệnh cận kề cửa tử. Áp lực, vất vả không kể xiết, nhưng đội ngũ y, bác sĩ vẫn luôn tận tâm, tận lực với “tinh thần thép”, nỗ lực hết mình để giành lại sự sống cho người bệnh.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 - 27-2-2025), phóng viên Báo SGGP ghi nhận không khí làm việc của những chiến binh áo trắng ở TPHCM.
Thăm khám cho bệnh nhân tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM lúc 23 giờ 10 ngày 21-2. Ảnh: HOÀNG HÙNG Đội ngũ bảo vệ hỗ trợ đưa nhanh người bệnh vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, lúc 20 giờ 15 ngày 21-2
Nhân viên Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy đặt ống thở cho người bệnh lúc 23 giờ ngày 21-2 17 giờ ngày 20-2, hàng chục y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận điện thoại, ra y lệnh cứu bệnh nhi Ngày cũng như đêm, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115 không lúc nào dừng hoạt động, cao điểm có khi tiếp nhận 300-400 ca bệnh nặng/ngày
Chị T.V.U. người nhà bệnh nhân Hồng H. thông báo với người nhà: Mẹ con được cứu rồi... Y sĩ Nguyễn Hoàng Long, tổ trưởng kíp cấp cứu ngoại viện Trung tâm Cấp cứu 115, chia sẻ: Chúng tôi trực 24/7, gần như không có nghỉ lễ, tết BS Chuyên khoa II Khâu Minh Tuấn, Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115, hội chẩn cùng đồng nghiệp lúc 11 giờ ngày 18-2