Theo quy định, số tiền thu được từ chứng khoán của Chính phủ Đức sẽ hoàn toàn được phân bổ cho các khoản chi tiêu mang lại hiệu quả sinh thái bền vững. Động thái này tuân theo thỏa thuận mà các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đạt được hồi tháng 11-2019 về một bộ quy tắc mới điều chỉnh những sản phẩm tài chính nào có thể được gọi là “xanh”. Theo thỏa thuận, tất cả các sản phẩm tài chính được coi là xanh hoặc bền vững sẽ phải công bố chính xác tỷ lệ đầu tư thân thiện với môi trường.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Công ty Tài chính BBVA cũng vừa phát hành trái phiếu xanh kỳ hạn 5 năm trị giá 50 triệu USD để hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường. BBVA cung cấp tài chính cho lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là các dự án điện gió. Trong năm 2019, BBVA cho công ty điện gió Thổ Nhĩ Kỳ Polat Enerji vay để xây dựng trang trại gió 48MW.
Nhưng ấn tượng hơn là Thụy Điển phát hành trái phiếu xanh trị giá lên đến 8,26 tỷ USD trong năm 2019, tương đương với phân nửa tổng số phát hành trên khắp khu vực Bắc Âu, theo dữ liệu của tổ chức Sáng kiến trái phiếu khí hậu toàn cầu (Climate Bonds Initiative - trụ sở tại London). Đứng thứ hai là Na Uy, phát hành trái phiếu xanh trị giá 3 tỷ USD, tiếp theo là Phần Lan với 2,6 tỷ USD, Đan Mạch 2,4 tỷ USD và Iceland 115 triệu USD. Thụy Điển, vốn đã huy động 6,2 tỷ USD từ trái phiếu xanh năm 2018, đã chiếm lĩnh thị trường ở Bắc Âu kể từ năm 2014. Thomas Nystedt, thủ quỹ nhóm Vasakronan của Thụy Điển, Vasakronan đã phát hành trái phiếu xanh trị giá 10,8 tỷ SEK (1,01 tỷ EUR) trên 6 loại tiền tệ tính đến tháng 9-2019. Ông Per Bolund, Bộ trưởng Thị trường tài chính và Nhà ở Thụy Điển, mô tả trái phiếu xanh như một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi sang phát triển bền vững tại Thụy Điển.
Theo các nhà phân tích, thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này và các chính phủ muốn cải thiện cơ hội đầu tư bền vững nên thông qua cách thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh. Cung vẫn chưa theo kịp cầu cầu trên thị trường trái phiếu xanh khi các nhà đầu tư muốn phát hành nhiều trái phiếu xanh hơn hiện có. Caroline Harrison, nhà phân tích thị trường tại CBI, cho biết, các nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích thêm nhiều công ty phát hành trái phiếu xanh thông qua các công cụ giảm rủi ro và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Cũng theo bà Harrison, các nhà đầu tư cũng muốn có nhiều trái phiếu xanh hơn từ các thị trường mới nổi, vì 81% trái phiếu xanh hiện nay phát hành từ thị trường các nước phát triển. Theo CBI, chưa đến một nửa, 42%, trái phiếu xanh nổi bật trên thị trường mới nổi là bằng tiền đóng góp của nhóm G10 vào cuối tháng 4-2019.
Chuyên gia tài chính Miguel Almeida thuộc CBI cho biết, các nhà đầu tư muốn phát hành nhiều hơn trái phiếu xanh từ 5 lĩnh vực: công nghiệp, tiện ích, hàng tiêu dùng, năng lượng và vật liệu tái tạo. Theo ông Almeida, nhu cầu đầu tư xanh cao hơn trong các lĩnh vực gây ô nhiễm nhất, thực tế là việc phát hành trái phiếu xanh đang thiếu trầm trọng ở một số lĩnh vực phát thải cao như công nghiệp và khai thác kim loại.