Đánh giá về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2017, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng cao là nhờ vào những yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, cùng với nội lực và nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước. Tính đến thời điểm hiện tại, có nhiều tín hiệu cho thấy Việt Nam sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đã đề ra từ đầu năm 2017 là GDP đạt 6,7%. Trong năm nay, Việt Nam cũng hoàn thành 13 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như các vấn đề liên quan đến ban hành cơ chế chính sách mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Đồng thời, có 3 đột phá kinh tế được đánh giá cao, gồm: nỗ lực hoàn thiện cơ chế chính sách kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chỉ ra rằng, hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề, đặt ra những thách thức cho năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đã có sự dịch chuyển nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, nên có những ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam vẫn bị đánh giá phát triển dưới tiềm năng vốn có, bởi nguồn vốn đầu tư công giải ngân chậm và chưa đạt hiệu quả cao. Đồng thời, vấn đề cần quan tâm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai vẫn là yếu tố tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2018 và những năm tiếp theo, Việt Nam cần nhận diện và thúc đẩy các lĩnh vực phát triển thành công như xuất khẩu, điện, tín dụng… Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 65% dân số đang ở độ tuổi dưới 35. Vì vậy, đòi hỏi phải có chiến lược, giải pháp phù hợp; những chương trình hành động cụ thể để tận dụng được lực lượng lao động này vào công cuộc phát triển kinh tế, trước khi dân số già đi. Chính sách tài chính - ngân sách Nhà nước, dự toán và thu chi ngân sách cần tuân thủ đúng kế hoạch ngân sách 2018 đã được thông qua và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Theo một số doanh nghiệp, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh, trong đó, kênh bán lẻ hiện đại chiếm gần 20% và đang tăng trưởng nhanh. Lĩnh vực thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Dự báo, trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của TPHCM ước bình quân đạt 8,5%/năm, tương đương quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 750.000 tỷ đồng (hơn 32 tỷ USD); trong đó, lĩnh vực bán lẻ hiện đại dự kiến đạt tối thiểu trên 40%. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ của TPHCM còn rất nhiều dư địa để doanh nghiệp các địa phương tham gia đầu tư, kinh doanh và gắn kết với doanh nghiệp thành phố cùng phát triển.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho rằng thành phố luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa trên cả nước và có vai trò quan trọng với doanh nghiệp tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam. TP cũng mang lại cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển thị phần và đa dạng mặt hàng nông sản thực phẩm, gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả… Với vai trò đầu tàu kinh tế khu vực phía Nam, TPHCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp kết nối cung - cầu với các địa phương và nhận được sự hưởng ứng tích cực, cũng như hiện thực hóa các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ông Ashish Kanchan, Giám đốc điều hành Kantar Việt Nam, nhấn mạnh khu vực nông thôn Việt Nam chưa phát triển tốt như ở các thành phố lớn, nhưng vẫn có rất nhiều tiềm năng vì số lượng dân số tăng. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng nắm bắt cơ hội phát triển thị phần tại thị trường nông thôn. Vì vậy, Chính phủ cần có cơ chế chính sách cởi mở để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp nội địa hoạt động trong ngành bán lẻ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường nông thôn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chỉ ra rằng, hiện nay nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề, đặt ra những thách thức cho năm 2018 và những năm tiếp theo. Trong năm 2017 nền kinh tế Việt Nam đã có sự dịch chuyển nhưng chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường, nên có những ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam vẫn bị đánh giá phát triển dưới tiềm năng vốn có, bởi nguồn vốn đầu tư công giải ngân chậm và chưa đạt hiệu quả cao. Đồng thời, vấn đề cần quan tâm cho sự phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai vẫn là yếu tố tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
Để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2018 và những năm tiếp theo, Việt Nam cần nhận diện và thúc đẩy các lĩnh vực phát triển thành công như xuất khẩu, điện, tín dụng… Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 65% dân số đang ở độ tuổi dưới 35. Vì vậy, đòi hỏi phải có chiến lược, giải pháp phù hợp; những chương trình hành động cụ thể để tận dụng được lực lượng lao động này vào công cuộc phát triển kinh tế, trước khi dân số già đi. Chính sách tài chính - ngân sách Nhà nước, dự toán và thu chi ngân sách cần tuân thủ đúng kế hoạch ngân sách 2018 đã được thông qua và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Theo một số doanh nghiệp, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh, trong đó, kênh bán lẻ hiện đại chiếm gần 20% và đang tăng trưởng nhanh. Lĩnh vực thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Dự báo, trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của TPHCM ước bình quân đạt 8,5%/năm, tương đương quy mô thị trường bán lẻ đạt khoảng 750.000 tỷ đồng (hơn 32 tỷ USD); trong đó, lĩnh vực bán lẻ hiện đại dự kiến đạt tối thiểu trên 40%. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ của TPHCM còn rất nhiều dư địa để doanh nghiệp các địa phương tham gia đầu tư, kinh doanh và gắn kết với doanh nghiệp thành phố cùng phát triển.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho rằng thành phố luôn được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa trên cả nước và có vai trò quan trọng với doanh nghiệp tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam. TP cũng mang lại cơ hội tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần phát triển thị phần và đa dạng mặt hàng nông sản thực phẩm, gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả… Với vai trò đầu tàu kinh tế khu vực phía Nam, TPHCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp kết nối cung - cầu với các địa phương và nhận được sự hưởng ứng tích cực, cũng như hiện thực hóa các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ông Ashish Kanchan, Giám đốc điều hành Kantar Việt Nam, nhấn mạnh khu vực nông thôn Việt Nam chưa phát triển tốt như ở các thành phố lớn, nhưng vẫn có rất nhiều tiềm năng vì số lượng dân số tăng. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng nắm bắt cơ hội phát triển thị phần tại thị trường nông thôn. Vì vậy, Chính phủ cần có cơ chế chính sách cởi mở để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp nội địa hoạt động trong ngành bán lẻ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường nông thôn.