- Trái lại là đằng khác, vì thực chất các startup xứ mình vừa có một đoạn thời gian sôi động và hiệu quả. Năm 2021, đã có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Họ thu hút được số vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD. Điều thay đổi đáng kể nhất ở tầm vĩ mô là chính sách đã chuyển từ quản lý sang hỗ trợ, khiến dòng vốn đầu tư được khai thông.
- Ở đoạn trước, đa số startup tham gia các vòng gọi vốn tập trung trong mảng tài chính và thương mại điện tử. Sau một khúc rình rang, nhiều startup không chịu nổi áp lực cạnh tranh. Hiện tại câu chuyện có gì khác biệt?
- Người am hiểu lĩnh vực này cho rằng các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất hiện gần đây đã có thực lực khác trước. Có những dự án mang tính hữu ích cao, như ứng dụng quản lý cho hộ kinh doanh nhỏ, dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà. Nền tảng quản trị tốt, thích ứng giỏi và có năng lực tự thân mạnh là những yếu tố giúp họ nở nồi.
- Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ngon lành là thước đo chính xác cho hiệu quả của startup. Tập trung vào chất lượng, đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường sẽ khiến các startup này thành công. Gọi nôm na là doanh nghiệp nhỏ mà có võ.