Nói không với tin giả, độc hại
Theo Deutsche Welle, Đạo luật thực thi mạng, còn được gọi là luật NetzDG, yêu cầu bất kỳ trang mạng nào có hơn 2 triệu người sử dụng phải thực hiện một hệ thống báo cáo và lọc nội dung thông tin. Theo luật mới, các trang web có 24 giờ (hoặc 7 ngày cho các trường hợp phức tạp hơn) để điều tra và xóa nội dung bất hợp pháp sau khi nhận được khiếu nại. Công ty điều hành mạng vi phạm phải chịu phạt tới 60 triệu USD.
Còn tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron ngày 4-1 cho biết Chính phủ Pháp có kế hoạch sửa đổi luật truyền thông để chống tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội. Theo Euro News, thông báo này được ông Macron đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới dành cho báo chí. “Nếu muốn bảo vệ nền dân chủ tự do của chúng ta, chúng ta phải có pháp luật mạnh mẽ, đó là lý do tại sao tôi quyết định rằng chúng ta sẽ thay đổi các biện pháp pháp lý để bảo vệ cuộc sống dân chủ khỏi những tin tức giả mạo này”, Tổng thống Macron nói. Theo Tổng thống Pháp, ông và nội các của mình là nạn nhân của tin giả và bị hack dữ liệu trong chiến dịch tranh cử năm 2017. Ông Macron cho rằng có hàng ngàn tài khoản tuyên truyền trên mạng xã hội bằng tất cả các ngôn ngữ nhằm mục đích bôi nhọ người khác, vì vậy luật mới sẽ áp đặt các quy tắc cứng rắn hơn về việc làm rõ các nguồn tin tức, đặc biệt là trong thời kỳ bầu cử.
Indonesia trong tuần này cũng đã thành lập cơ quan an ninh trực tuyến mới khi quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới đang trong tiến trình chống chủ nghĩa cực đoan và một loạt tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội. Theo The Straits Times, hàng triệu người Indonesia sử dụng Internet đang rất lo ngại vì những trò lừa bịp trên Internet ngày càng tăng. Một trong những trường hợp tin giả gây chú ý nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội là vào tháng 12-2017, xuất hiện tin cho rằng Trung Quốc đang “chuẩn bị chiến tranh sinh học chống lại Indonesia”. Đại sứ quán Trung Quốc đã phải ra tuyên bố bác bỏ tin giả này.
Các công ty không thể ngồi yên
Vấn đề hiện nay là giải quyết bài toán làm sao vừa đảm bảo không xuất hiện tin giả, tin độc hại, kích động thù hằn nhưng vẫn phải đảm bảo tự do ngôn luận. Nhiều người sử dụng mạng ở Đức cho rằng luật NetzDG có nhiều điểm can thiệp vào quyền riêng tư của người sử dụng mạng xã hội. Hơn thế nữa, với việc nhiều nước siết chặt nội dung trên các mạng xã hội, nhiều công ty lớn cũng bắt đầu vào cuộc, bao gồm Facebook, Twitter, Google, YouTube, Snapchat và Instagram.
Truyền thông Đức hồi tháng 8 cho biết Facebook đã thuê vài trăm người ở Đức chuyên xem xét và xóa nội dung bất hợp pháp. Facebook tiết lộ từ giữa năm 2017 đến nay, số lượng người họ thuê để theo dõi và xóa nội dung không phù hợp trên mạng xã hội này từ 4.500 người lên đến 7.500 người trên toàn cầu. Google cũng đang tiến hành tuyển dụng hàng ngàn người để chặn các video và lời bình luận gây xúc phạm trên YouTube. “Đến năm 2018, Google có hơn 10.000 người chuyên kiểm duyệt nội dung nhằm ngăn chặn vi phạm chính sách của chúng tôi”, giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki cho biết trong một bài viết trên blog. Tháng 11-2017, YouTube đã buộc phải áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung trên YouTube Kids, sau khi các báo cáo cho thấy nhiều video có chứa nội dung tục tĩu và bạo lực. Ngoài nhân lực, các thuật toán của Google cũng đã giúp loại bỏ hơn 150.000 video từ YouTube kể từ tháng 6-2017 do thể hiện chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Nếu dùng con người thì phải cần 180.000 người làm việc 40 tuần để đánh giá cùng một lượng nội dung như trên.
Theo Deutsche Welle, Đạo luật thực thi mạng, còn được gọi là luật NetzDG, yêu cầu bất kỳ trang mạng nào có hơn 2 triệu người sử dụng phải thực hiện một hệ thống báo cáo và lọc nội dung thông tin. Theo luật mới, các trang web có 24 giờ (hoặc 7 ngày cho các trường hợp phức tạp hơn) để điều tra và xóa nội dung bất hợp pháp sau khi nhận được khiếu nại. Công ty điều hành mạng vi phạm phải chịu phạt tới 60 triệu USD.
Còn tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron ngày 4-1 cho biết Chính phủ Pháp có kế hoạch sửa đổi luật truyền thông để chống tin giả trên phương tiện truyền thông xã hội. Theo Euro News, thông báo này được ông Macron đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới dành cho báo chí. “Nếu muốn bảo vệ nền dân chủ tự do của chúng ta, chúng ta phải có pháp luật mạnh mẽ, đó là lý do tại sao tôi quyết định rằng chúng ta sẽ thay đổi các biện pháp pháp lý để bảo vệ cuộc sống dân chủ khỏi những tin tức giả mạo này”, Tổng thống Macron nói. Theo Tổng thống Pháp, ông và nội các của mình là nạn nhân của tin giả và bị hack dữ liệu trong chiến dịch tranh cử năm 2017. Ông Macron cho rằng có hàng ngàn tài khoản tuyên truyền trên mạng xã hội bằng tất cả các ngôn ngữ nhằm mục đích bôi nhọ người khác, vì vậy luật mới sẽ áp đặt các quy tắc cứng rắn hơn về việc làm rõ các nguồn tin tức, đặc biệt là trong thời kỳ bầu cử.
Indonesia trong tuần này cũng đã thành lập cơ quan an ninh trực tuyến mới khi quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới đang trong tiến trình chống chủ nghĩa cực đoan và một loạt tin giả trên các phương tiện truyền thông xã hội. Theo The Straits Times, hàng triệu người Indonesia sử dụng Internet đang rất lo ngại vì những trò lừa bịp trên Internet ngày càng tăng. Một trong những trường hợp tin giả gây chú ý nhất trên các phương tiện truyền thông xã hội là vào tháng 12-2017, xuất hiện tin cho rằng Trung Quốc đang “chuẩn bị chiến tranh sinh học chống lại Indonesia”. Đại sứ quán Trung Quốc đã phải ra tuyên bố bác bỏ tin giả này.
Các công ty không thể ngồi yên
Vấn đề hiện nay là giải quyết bài toán làm sao vừa đảm bảo không xuất hiện tin giả, tin độc hại, kích động thù hằn nhưng vẫn phải đảm bảo tự do ngôn luận. Nhiều người sử dụng mạng ở Đức cho rằng luật NetzDG có nhiều điểm can thiệp vào quyền riêng tư của người sử dụng mạng xã hội. Hơn thế nữa, với việc nhiều nước siết chặt nội dung trên các mạng xã hội, nhiều công ty lớn cũng bắt đầu vào cuộc, bao gồm Facebook, Twitter, Google, YouTube, Snapchat và Instagram.
Truyền thông Đức hồi tháng 8 cho biết Facebook đã thuê vài trăm người ở Đức chuyên xem xét và xóa nội dung bất hợp pháp. Facebook tiết lộ từ giữa năm 2017 đến nay, số lượng người họ thuê để theo dõi và xóa nội dung không phù hợp trên mạng xã hội này từ 4.500 người lên đến 7.500 người trên toàn cầu. Google cũng đang tiến hành tuyển dụng hàng ngàn người để chặn các video và lời bình luận gây xúc phạm trên YouTube. “Đến năm 2018, Google có hơn 10.000 người chuyên kiểm duyệt nội dung nhằm ngăn chặn vi phạm chính sách của chúng tôi”, giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki cho biết trong một bài viết trên blog. Tháng 11-2017, YouTube đã buộc phải áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung trên YouTube Kids, sau khi các báo cáo cho thấy nhiều video có chứa nội dung tục tĩu và bạo lực. Ngoài nhân lực, các thuật toán của Google cũng đã giúp loại bỏ hơn 150.000 video từ YouTube kể từ tháng 6-2017 do thể hiện chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Nếu dùng con người thì phải cần 180.000 người làm việc 40 tuần để đánh giá cùng một lượng nội dung như trên.