Sáng 27-4, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp thường kỳ kiểm điểm tình hình kinh tế - xã hội TPHCM 4 tháng đầu năm 2017. Việc hạn chế xe cá nhân; nguy cơ chậm tiến độ tuyến metro số 1 do chưa được Trung ương bố trí vốn; tình trạng lấn chiếm lòng lề đường tái diễn… đã được các sở, ngành nêu ra tại cuộc họp.
Nguy cơ chậm tiến độ tuyến metro số 1 do hụt vốn
Báo cáo trước Thường trực UBND TPHCM, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, thông tin, hiện số tiền nợ nhà thầu thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên lên đến 1.339 tỷ đồng, do chưa được Trung ương bố trí vốn. Ông Quang cho rằng, TP thúc hối nhà thầu đẩy nhanh tiến độ càng sớm càng tốt. Nhà thầu chấp thuận và làm quyết liệt nhưng cũng gay gắt yêu cầu thanh toán đúng tiến độ. TPHCM đã nhiều lần kiến nghị nhưng hầu như các bộ ngành đang án binh bất động.
Nguy cơ chậm tiến độ tuyến metro số 1 do hụt vốn
Báo cáo trước Thường trực UBND TPHCM, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, thông tin, hiện số tiền nợ nhà thầu thi công tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên lên đến 1.339 tỷ đồng, do chưa được Trung ương bố trí vốn. Ông Quang cho rằng, TP thúc hối nhà thầu đẩy nhanh tiến độ càng sớm càng tốt. Nhà thầu chấp thuận và làm quyết liệt nhưng cũng gay gắt yêu cầu thanh toán đúng tiến độ. TPHCM đã nhiều lần kiến nghị nhưng hầu như các bộ ngành đang án binh bất động.
Theo ông Quang, từ tháng 9-2016, Bộ Tài chính yêu cầu Kho bạc Nhà nước không thanh toán tiếp bởi đã thanh toán vượt vốn ODA của năm. Trước tết, TPHCM ứng khoảng 900 tỷ đồng để chủ đầu tư trả tiền nhà thầu thanh toán cho công nhân. Năm nay, tuyến số 1 cần hơn 5.400 tỷ đồng, trong khi vốn Trung ương bố trí về chỉ 2.100 tỷ đồng, như vậy chỉ đủ trả nợ nhà thầu và tiền tạm ứng của TP. “Mục tiêu TPHCM theo đuổi hiện nay không phải là từng đợt phân bổ vốn, mà là xin cơ chế thanh toán theo tiến độ thi công dự án. Các nhà tài trợ rất bức xúc cho rằng, tiền họ lo được nhưng chúng ta bị vòng luẩn quẩn và không thanh toán được”, ông Quang bày tỏ.
Trong khi đó, trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư mới đây, UBND TPHCM cho biết, chỉ tính 2 dự án lớn sử dụng vốn ODA (tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2), thành phố kiến nghị 7.000 tỷ đồng nhưng bộ dự kiến chỉ phân bổ 3.500 tỷ đồng.
Hạn chế xe cá nhân chắc chắn phải làm
Cũng liên quan đến vấn đề giao thông của TP, tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, nêu ra con số: Tính đến giữa tháng 4-2017, TPHCM có khoảng 8 triệu xe; trong đó hơn 640.000 ô tô, còn lại là xe máy. Trung bình mỗi ngày TPHCM có 168 ô tô và 816 xe máy đăng ký mới. Với tốc độ xe cá nhân phát triển quá nhanh như vậy, ông Bùi Xuân Cường khẳng định việc hạn chế xe cá nhân chắc chắn TPHCM sẽ thực hiện.
Tính đến giữa tháng 4-2017, TPHCM có khoảng 8 triệu xe; trong đó hơn 640.000 ô tô, còn lại là xe máy. Trung bình mỗi ngày TPHCM có 168 ô tô và 816 xe máy đăng ký mới
Người đứng đầu Sở GTVT TP cho biết, dự kiến tháng 10-2017, Sở GTVT sẽ trình UBND TP phương án, lộ trình cụ thể để hạn chế xe cá nhân trên địa bàn TPHCM. Sở GTVT và các cơ quan chuyên môn đang phối hợp tích cực khảo sát, nghiên cứu và xây dựng đề án về hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Việc này sẽ được thực hiện đúng quy định, quy trình, có tham khảo lấy ý kiến phản biện của chuyên gia, nhà khoa học và sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. “Hạn chế xe cá nhân là việc chắc chắn phải làm trong thời gian tới. Bởi sự phát triển và sức chịu đựng của hạ tầng giao thông TP đã không thể theo kịp tốc độ phát triển của xe cá nhân”, ông Cường nói. Song song đó, theo kế hoạch đến năm 2020, TP phải cắt giảm 70% khí thải do phương tiện giao thông gây ra. Do vậy, việc hạn chế xe cá nhân không chỉ giúp giảm ùn tắc mà còn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giải quyết lòng lề đường: xông xáo nhưng phải đúng luật Đối với công tác lập lại trật tự lòng lề đường, Phó Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TPHCM Nguyễn Ngọc Tường đánh giá: Công tác lập lại trật tự lòng lề đường trên địa bàn TPHCM, sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt đến nay đã chựng lại. Theo ông Tường, có những địa phương như quận 1, huyện Củ Chi chuyển biến tốt, nhưng cũng có những địa bàn đã để diễn ra tình trạng tái lấn chiếm. Ông Tường thông tin, sắp tới đây TPHCM sẽ lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đánh giá lại tình hình. Trên cơ sở đó, đề xuất UBND TPHCM họp đánh giá rút kinh nghiệm đối với công tác lập lại trật tự lòng lề đường. “Địa phương nào làm tốt sẽ tuyên dương khen thưởng, ngược lại địa phương nào giải quyết không đến nơi đến chốn, TP phải phê bình, thậm chí kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu”, ông Tường kiến nghị.
Giải quyết lòng lề đường: xông xáo nhưng phải đúng luật Đối với công tác lập lại trật tự lòng lề đường, Phó Ban Chuyên trách Ban An toàn giao thông TPHCM Nguyễn Ngọc Tường đánh giá: Công tác lập lại trật tự lòng lề đường trên địa bàn TPHCM, sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt đến nay đã chựng lại. Theo ông Tường, có những địa phương như quận 1, huyện Củ Chi chuyển biến tốt, nhưng cũng có những địa bàn đã để diễn ra tình trạng tái lấn chiếm. Ông Tường thông tin, sắp tới đây TPHCM sẽ lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra đánh giá lại tình hình. Trên cơ sở đó, đề xuất UBND TPHCM họp đánh giá rút kinh nghiệm đối với công tác lập lại trật tự lòng lề đường. “Địa phương nào làm tốt sẽ tuyên dương khen thưởng, ngược lại địa phương nào giải quyết không đến nơi đến chốn, TP phải phê bình, thậm chí kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu”, ông Tường kiến nghị.
Năm nay, tuyến số 1 cần hơn 5.400 tỷ đồng, trong khi vốn Trung ương bố trí về chỉ 2.100 tỷ đồng, như vậy chỉ đủ trả nợ nhà thầu và tiền tạm ứng của TP
Tại cuộc họp, một lần nữa Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong khẳng định, TPHCM sẽ kiên trì giải quyết vấn đề trật tự lòng lề đường chứ không làm theo phong trào. TP sẽ xử lý quyết liệt những nơi nào để lòng lề đường bị tái lấn chiếm. “Cơ sở pháp lý đã đầy đủ, vấn đề là phải kiên quyết làm thôi”, đồng chí Nguyễn Thành Phong bày tỏ quyết tâm. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền TPHCM lưu ý việc xử lý phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. “Vừa rồi anh Hải ở quận 1 (Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải - pv) rất xông xáo trong việc xử lý trật tự lòng lề đường và đã tạo ra sự lan tỏa. Tuy nhiên, không phải vụ việc gì anh Hải cũng xử lý đúng nên tôi phải uốn nắn”, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nói. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, giải quyết vấn đề trật tự lòng lề đường không chỉ giải tỏa mà còn tổ chức lại cuộc sống người dân. Trách nhiệm của chính quyền phải lo đầy đủ, không đẩy dân vào đường khó, có như vậy mới mang tính bền vững được. Tháng tới, UBND TP sẽ tiếp tục họp để đánh giá lại toàn bộ tình hình.
Vốn đăng ký của doanh nghiệp bất động sản tăng cao
Liên quan đến tình hình phát triển kinh tế, theo UBND TPHCM, trong 4 tháng đầu năm nay, TPHCM có 12.088 doanh nghiệp trong nước được cấp phép thành lập mới với tổng vốn đăng ký gần 132.600 tỷ đồng, tăng 12% về số lượng doanh nghiệp và tăng gần 60% về vốn so với cùng kỳ. Trong số doanh nghiệp thành lập mới tại TP, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm nhiều nhất và chiếm tỷ trọng vốn đăng ký cao nhất, gần 38%; kế đến là lĩnh vực buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm gần 20%; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 5,2%; thông tin và truyền thông chiếm 5%… Hiện tổng số doanh nghiệp đăng ký trên hệ thống Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM (đã trừ số giải thể) là 306.400 doanh nghiệp. TPHCM đặt mục tiêu riêng trong năm 2017 có khoảng 60.000 doanh nghiệp thành lập mới và đến năm 2020 đạt tổng số 500.000 doanh nghiệp hoạt động.