Nhiều hoạt động tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Như thông lệ hằng năm, gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, các nghệ sĩ sẽ tổ chức nhiều hoạt động, chương trình tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Trong đó, nổi bật là việc thành lập “Nhóm Nghiên cứu và Biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn”.

429773072_7161282040634609_5718773656136657406_n.jpg
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - 23 năm, một câu chuyện. Ảnh: Gia đình cố nhạc sĩ cung cấp

Sáng 1-4 tới, gia đình Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng bạn bè, người hâm mộ sẽ gặp nhau tại căn nhà nơi ông từng sinh sống để tổ chức lễ tưởng nhớ và sau đó là viếng mộ ông ở Nghĩa trang Gò Dưa (TP Thủ Đức) cũng như tổ chức đêm nhạc “Thao thức cùng Trịnh - 2024” chủ đề Trịnh Công Sơn, Phiêu du một đời.

Riêng năm nay, ngoài chương trình xây dựng 3 điểm trường Trịnh Công Sơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và tặng áo ấm cho trẻ em khó khăn, gia đình cố nhạc sĩ còn thông báo thành lập “Nhóm Nghiên cứu và Biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn” (gọi tắt Nhóm Nghiên cứu Trịnh Công Sơn) tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam.

Nhóm có sự tham gia của đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông Nguyễn Trung Trực và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cùng TS. Nguyễn Nam (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam) và nhiều nhà nghiên cứu trẻ…

431025662_7140559129373567_6788736372157750503_n.jpg
Ông Nguyễn Trung Trực, bà Trịnh Vĩnh Trinh sẽ đại diện gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tham gia Nhóm Nghiên cứu Trịnh Công Sơn. Ảnh: Gia đình cố nhạc sĩ cung cấp

Nhóm nghiên cứu được hình thành sau một thời gian hợp tác giữa gia đình và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam. Các thành viên là những người trẻ có am hiểu về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, có khát khao tìm hiểu về nhạc Trịnh Công Sơn và mong muốn “khoác chiếc áo mới” cho những tác phẩm bất hủ để “thở hơi thở mới của thời đại”, lan tỏa các giá trị tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Không chỉ thực hiện công tác chuyên môn về nghiên cứu, nhóm có một số thành viên đảm nhiệm việc nghiên cứu để biểu diễn các tác phẩm âm nhạc với một tinh thần mới mẻ, trẻ trung và sáng tạo. Nhóm sẽ biểu diễn nhạc Trịnh cho người trẻ trong những thông điệp mới - lan tỏa tình yêu thương, lòng biết ơn, sự từ bi và lòng bao dung để cùng chữa lành.

Một số hoạt động của Nhóm Nghiên cứu Trịnh Công Sơn dự kiến trong 2024 và 2025 gồm: Series Podcast về Trịnh Công Sơn trong chương trình Podcast Bán Nguyệt Tâm Thư Khố; Đề án nghiên cứu “Trịnh Công Sơn qua tư liệu lưu trữ” cùng việc số hóa các tư liệu về Trịnh Công Sơn; dịch thuật và ấn hành công trình khảo cứu Trịnh Công Sơn & Bob Dylan, Essays on War, Love, Songwriting, and Religion của GS. John C. Schafer dài hơn 640 trang được California Polytechnic State University xuất bản cuối năm 2023; Concert nhạc Trịnh tại ĐH. Fulbirght Việt Nam đầu năm 2025…

431003754_7140558952706918_7488222855782773051_n.jpg
429823706_9025066224175026_6299651580205782546_n.jpg
Tượng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được khánh thành chiều 28-2 tại Công viên Trịnh Công Sơn (đường Trịnh Công Sơn, TP Huế) đúng 85 năm ngày sinh của ông. Ảnh: Gia đình cố nhạc sĩ cung cấp

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Không nằm ngoài dự đoán, với nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn lẫn khán giả, "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đang hoàn toàn áp đảo phòng vé với thành tích ấn tượng.

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông đã nhấn mạnh: Văn học là trụ cột của đời sống tinh thần, góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc và phản ánh giá trị xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển bền vững là nhiệm vụ chiến lược, cấp thiết.

“Bảo hiểm” cho di sản

“Bảo hiểm” cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) nổi tiếng không chỉ ngon mà còn ở cách làm. Ủ chượp đến hơn 2 năm mới đưa ra thị trường, nước mắm nơi đây rất ngon và cũng rất hiếm. 

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ngày 6-4, tại Công viên 23-9 (quận 1, TPHCM), trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TPHCM năm 2025, Saigon Books phối hợp cùng Sở Du lịch TPHCM tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Sống và làm việc cùng AI: Hội nhập để phát triển thành phố tương lai”.

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng. Ảnh: NGỌC LAM

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng

Ngày 6-4 (tức mùng 9-3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.

Trên đỉnh đổi thay

Trên đỉnh đổi thay

Triển lãm ảnh Trên đỉnh đổi thay của nhiếp ảnh gia Bạch Nam Hải (Danny Bach) do Không gian nghệ thuật Hoa Ta Gallery tổ chức tại Vin Gallery (số 35/8 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM), diễn ra từ nay đến ngày 28-4.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Minh Lộc: Năm tháng đi cùng lịch sử

Có những khoảnh khắc buộc người ta phải ghi nhận lại, đó là công việc của một phóng viên ảnh nơi chiến trường. Từ năm tháng đi cùng lịch sử ấy, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Minh Lộc đã giữ cho mình ngọn lửa nhiệt thành với công việc, ghi dấu tháng ngày tự hào của đất nước và trở về chia sẻ những dung dị đời thường qua từng góc ảnh kể chuyện vẻ đẹp non sông, sau ngày đất nước thống nhất.

Thanh minh trong tiết tháng 3

Thanh minh trong tiết tháng 3

“Ngày 4-4-2025 là ngày Tết Thanh minh, còn chỉ mấy ngày nữa thôi là đến rồi…”, An lẩm bẩm, rồi đếm từng đốt ngón tay để kiểm tra số ngày. An tự nhắc mình ngày về tảo mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Chợ thiệp

Chợ thiệp

Những ngày này, khi đi ngang khu vực Nhà thờ Đức Bà, không khí vẫn sôi động, du khách vẫn đông đảo nhưng lại thiếu đi một chút hương vị xưa.

Giữ gìn bản sắc trong du lịch

Giữ gìn bản sắc trong du lịch

Đàn tuần lộc vây quanh Raisa Kitti ngay khi cô bước vào bãi cỏ, chúng thò chiếc mũi to, mềm mại vào chiếc xe trượt tuyết đầy thức ăn mà cô đang kéo. Chúng chạy theo sau cô khi cô rải những viên rêu xanh tươi theo một đường xoắn ốc. "Đây là socola của chúng", Kitti nói.

Nhạc Việt ra thế giới: Tiêu chuẩn và thách thức mới

Nhạc Việt ra thế giới: Tiêu chuẩn và thách thức mới

Mang nhạc Việt ra thế giới đang là nỗ lực của các nghệ sĩ trẻ với nhiều dự án lớn, mang tính thương hiệu và lan tỏa những giá trị đậm bản sắc dân tộc. Dù hành trình còn dài, lắm chông gai nhưng với những điểm nhấn trong thời gian qua, khán giả trong nước có thể kỳ vọng về một vị thế nhất định của âm nhạc Việt Nam trong thời đại số.

Xây dựng Nghị định khuyến khích phát triển văn học. Ảnh: HUẤN TRẦN

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.