Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Sở TN-MT nghiên cứu ban hành quy định việc quản lý, vận hành Bãi rác Khánh Sơn đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn cho người dân tại khu vực bãi rác và nghiên cứu phương án thu gom, vận chuyển và phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố cho phù hợp, hiệu quả.
Hiện nay, việc phân loại rác thải tại nguồn đang triển khai thí điểm tại 2 quận Hải Châu và Thanh Khê. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2018 và tiến độ thực hiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn, căn cứ vào công nghệ xử lý rác được đầu tư, Sở TN-MT sẽ trình phương án phân loại để đảm bảo hiệu quả xử lý rác.
Sở TN-MT cũng kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả hoạt động lò đốt rác tại bãi rác Khánh Sơn đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn theo quy định. Sở TN-MT sẽ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm quan trắc để tiến hành kiểm tra và tiến hành đo đạc chất lượng khí thải sau xử lý. Dự kiến kiểm tra, đo đạc chất lượng khí thải trước ngày 20-10 và kết quả phân tích sẽ thông báo cho người dân sau khi đơn vị quan trắc gửi kết quả.
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đến nay, Công ty CP Môi trường đô thị đã lắp đặt và đưa vào hoạt động 2 camera quan sát xoay 360o tại khu vực bãi đổ rác hiện tại để thực hiện việc giám sát công tác xử lý rác thải. Kể từ ngày 22-9, tiến hành thu hẹp phạm vi đổ rác còn khoảng 2.000m2, đồng thời phủ đất với tần suất 2 ngày/lần đảm bảo việc giám sát; tăng cường phun chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi lên 6 lần/ngày, thực hiện kể từ ngày 21-9; chọn vị trí ở phía Đông Nam của Bãi rác để tập kết đất phủ dự phòng nhằm chủ động trong công tác phủ đất.
Đối với các loại chất thải của nhà máy bia và bùn cống, bùn thủy sản, đơn vị đã tiến hành tách biệt bùn thải khỏi rác thải sinh hoạt, tập trung về khu vực phía Tây của hộc rác số 5 và xử lý trong ngày. Đối với bùn cống, bể phốt hầm cầu, thực hiện xử lý san gạt, phun chế phẩm, phủ đất trong ngày. Ngày 20-10, đơn vị này sẽ thực hiện phủ bạt HDPE tạm thời tại các hộc chôn lấp đang đóng cửa tạm thời.
Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng cũng đã họp kiểm điểm trách nhiệm của Ban Lãnh đạo Xí nghiệp Quản lý bãi và Xử lý chất thải vào ngày 28-9 và đi đến thống nhất, nếu còn để người dân phản ánh về mùi hôi và thái độ làm việc sẽ thay thế Giám đốc Xí nghiệp.
Về chế phẩm khử mùi hôi tại bãi rác và tuyến mương thoát nước rỉ rác đi qua khu dân cư, Sở TN-MT chỉ đạo Công ty CP Môi trường Đô thị Đà Nẵng phối hợp với UBND phường Hòa Khánh Nam công khai thông tin về loại chế phẩm sinh học sử dụng để người dân biết.
Về xử lý nước rỉ rác, ngày 21-9, Công ty CP Môi trường Đô thị đã đấu nối nước rỉ rác vào hệ thống xử lý đang xây dựng do Công ty Cổ phần Kỹ thuật SEEN thực hiện để xử lý tạm thời theo phương pháp hóa lý. Kết quả phân tích chất lượng nước rỉ rác sau xử lý tạm cho thấy độ màu trong nước đã giảm khoảng 1,8 lần. Dự kiến đến ngày 15-10, sẽ đưa toàn bộ nước rỉ rác về hệ thống xử lý mới, công suất 700m3/ngày đêm. Với quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mới nước rỉ rác sau xử lý sẽ đảm bảo quy chuẩn theo quy định (giảm mùi hôi, độ đục).
Năm 2022 di dời bãi rác Khánh Sơn Bức xúc mùi hôi gây ô nhiễm, thời gian qua rất nhiều lần người dân sống xung quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã ngăn cản phương tiện ra vào bãi rác. Bức xúc mùi hôi gây ô nhiễm rất nhiều lần hàng chục người dân ở xung quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã ngăn phương tiện ra vào bãi rác. Chiều 9-10, tại UBND phường Hòa Khánh Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn đã chủ trì buổi đối thoại với dân về vấn đề này. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của thành phố Đại diện người dân bày tỏ bức xúc khi sống cạnh bãi rác Bà Nguyễn Thị Thành, (tổ 162, phường Hòa Khánh Nam) bức xúc kể về cuộc sống khốn khổ xung quanh bãi rác với mùi hôi thối nồng nặc, nhất là việc đốt rác lộ thiên luôn khiến môi trường trong tình trạng ô nhiễm. “Người dân sống quanh vùng không dám đi khám bệnh vì biết chắc trong mình có bệnh, sợ phát hiện ra không đủ tiền chữa bệnh”, bà Thành phản ánh. Quang cảnh buổi đối thoại Không chỉ hít khói bụi độc hại, việc thành phố hứa trồng cây xanh nhưng triển khai chậm chạm cũng khiến người dân càng bức xúc và mệt mỏi. “Người dân chúng tôi cũng không muốn chặn xe làm gì, nhưng quá sức chịu đựng phải làm. Bây giờ ở đây không còn là bãi rác nữa mà đã là núi rác. Mỗi khi mưa đổ xuống nước từ bãi rác chảy ra đen ngòm không thể sống mãi như thế này được…”, một người dân gay gắt. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn vì sống cạnh bãi rác với mùi hôi thối từ rác, nước bải rác mà khói khi đốt rác lộ thiên Tại buổi đối thoại, hầu hết ý kiến người dân tha thiết xin thành phố sớm có biện pháp di dời bãi rác để môi trường sống người dân quanh vùng bớt ô nhiễm. Đặc biệt, thành phố nên cho cơ chế khám sức khỏe định kỳ miễn phí hàng năm cho người dân sống khu vực bãi rác trong lúc chờ bãi rác di dời. Theo kiến nghị của lãnh đạo quận Liên Chiểu, thành phố nên có chính sách hỗ trợ phí vệ sinh môi trường cho các hộ dân khu vực bãi rác Khánh Sơn (bán kính 1km trở lại); hỗ trợ không thu học phí các lớp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cho 2116 em (tổng mức hỗ trợ hơn 700 triệu đồng/năm). Ngoài ra, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cũng phải công khai xin lỗi các hộ dân về thái độ không đúng mực của một bộ phận cán bộ, nhân viên công ty thời gian qua khi tiếp xúc giải quyết các vấn đề liên quan đến bãi rác với người dân trong khu vực. Trả lời những phản ánh của người dân, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng bày tỏ sự cảm thông với những bức xúc mà người dân phải chịu đựng khi sống gần bãi rác. Đồng thời cho biết thành phố đã có văn bản thống nhất đến năm 2022 di dời bãi rác. Theo ông Tuấn, trong khi chờ di dời nhà máy rác, mọi giải pháp chống ô nhiễm mà các cơ quan chức năng tham mưu thành phố phải căn cơ và tuân thủ quy trình rõ ràng, nhất là phải có sự giám sát của người dân. “Các cơ quan liên quan phải kiểm tra các lò đốt rác xem hoạt động có đúng quy trình, quy định không? Vấn đề gì cần xử lý khắc phục thì Sở TNMT phải đưa ra giải pháp xử lý cho phù hợp. Ngoài ra, những vấn đề khác liên quan đến môi trường, sức khỏe người dân… đề nghị Sở TNMT, Sở Y tế cần tìm hiểu, kiểm tra thẩm định nếu phát hiện sai phạm và đúng như người dân phản ánh thì phải đề xuất thành phố có biện pháp xử lý”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ đạo. |