Nhiều dư địa, tiềm năng trong khởi nghiệp sáng tạo hiệu quả năng lượng

Chiều 2-4, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (Sihub) tổ chức Tọa đàm tham vấn về Chương trình đào tạo giảng viên và cơ chế thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng.

tempImagesIwx2j.jpg
Các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận về cơ chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam

Ông Quách Quang Đông, Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công cho biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển carbon thấp. Do đó, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp thiết thực giúp phát triển nền kinh tế, bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

“Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng, hướng tới sự phát triển bền vững”, ông Quách Quang Đông nói.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp đã thảo luận, phân tích những thách thức, cơ hội, đề xuất cơ chế chính sách, góp phần thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng hiện nay tại Việt Nam.

Đồng thời, tham vấn chính sách để tạo điều kiện hỗ trợ triển khai hiệu quả Dự án AIS4EE (dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng). Dự án này sẽ đóng góp tích cực vào Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, với mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng lượng năng lượng tiêu thụ của cả nước.

tempImager2eDhe.jpg
Ông Quách Quang Đông, Phó Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và khuyến công chia sẻ thông tin tại tọa đàm

Theo ông Mai Văn Huyên, chuyên gia chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong hiệu quả năng lượng, mặc dù số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp về hiệu quả năng lượng tại Việt Nam chưa nhiều, nhưng dư địa lớn, có tiềm năng phát triển. Ông dẫn chứng, năm 2024, chỉ trong 2 tháng quảng bá, dự án AIS4EE đã nhận được 85 hồ sơ tham gia, trong đó có 35 doanh nghiệp Việt Nam.

Các giải pháp/sản phẩm tham gia dự án đa dạng như: hệ thống quản lý năng lượng, mô phỏng tiêu thụ năng lượng tòa nhà, tối ưu sạc xe điện, nâng cao hiệu suất pin lưu trữ.... Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, các giải pháp/sản phẩm đều có mức vốn đầu tư thấp, nhưng đem lại hiệu quả cao về giảm phát thải khí CO2.

Thông tin về những khó khăn thách thức, ông Huyên cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về khởi nghiệp sáng tạo trong hiệu quả năng lượng; thiếu cơ sở sử dụng nguồn ngân sách tổ chức các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp cho tiết kiệm năng lượng; chưa có cơ chế tài chính đặc thù hỗ trợ các dự án khởi nghiệp về hiệu quả năng lượng; thiếu các tổ chức, cơ sở ươm tạo có đủ năng lực hỗ trợ hoàn thiện từ ý tưởng đến sản phẩm tiết kiệm năng lượng…

Tin cùng chuyên mục