Nhiều dự án đầu tư công ở Gia Lai vướng giải phóng mặt bằng

Nhiều dự án đầu tư công quan trọng về đường sá, trụ sở làm việc, cầu, trường học ở Gia Lai bị chậm tiến độ thi công do vướng mặt bằng...

Dự án đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông có chiều dài hơn 32km, vốn đầu tư khoảng 320 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 3-2021, dự kiến hoàn thành trong tháng 12-2022. Đến nay, phần nền, cấp phối, thảm ở nhiều đoạn đã xong, riêng đoạn qua một số khu dân cư ở thị trấn Nhơn Hòa và xã Ia Hla (cùng thuộc huyện Chư Pưh) thì chưa thể triển khai do bị vướng giải phóng mặt bằng. 

Đường liên huyện Chư Sê - Chư Pưh - Chư Prông có nguy cơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai (chủ đầu tư dự án), đến ngày 24-8, vẫn còn 1km đường thuộc thị trấn Nhơn Hòa và 300m thuộc xã Ia Hla chưa giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, đơn vị liên quan vẫn chưa di dời 14 trụ điện thuộc hệ thống đường điện cao thế. Việc bàn giao mặt bằng chậm đã gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thi công, khiến việc vận chuyển vật liệu phải đi đường vòng, làm phát sinh chi phí cũng như có nguy cơ chậm tiến độ hợp đồng.

Văn phòng UBND huyện Chư Pưh cho biết, vừa qua, đất trên địa bàn huyện lên “cơn sốt”, trong khi dự án đi qua một số vị trí nằm ở mặt đường thị trấn Nhơn Hòa, người dân đòi bồi thường cao gấp nhiều lần giá quy định của nhà nước. Dù huyện đã nhiều lần làm việc, đối thoại nhưng người dân chưa đồng thuận để bàn giao mặt bằng.

Dự án đường Nguyễn Chí Thanh (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) được khởi công tháng 12-2021, dự kiến hoàn thành tháng 11-2023. Dù công trình đã được bố trí đủ vốn để triển khai, nhưng hiện nay việc giải phóng mặt bằng còn chậm. Theo chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, tại dự án này, hệ thống điện lưới dọc 2 bên tuyến di dời chậm; trên tuyến còn 16 vị trí vướng vật, kiến trúc của các hộ dân nằm trong chỉ giới đường nhưng chưa giải phóng xong.

Ngoài 2 dự án nói trên, theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai, còn có thêm 3 dự án khác do đơn vị này làm chủ đầu tư cũng đang bị vướng mặt bằng, gồm: dự án cầu qua sông Ayun (huyện Phú Thiện, còn 13 hộ xã Ia Piar chưa đồng ý về giá đất, cây cối và vật kiến trúc); dự án Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Đoa (phê duyệt đầu tư xây dựng trong năm 2022, hiện mặt bằng xây dựng chưa giải phóng); dự án Trường THPT Nguyễn Khuyến (thị xã An Khê, đã ký hợp đồng xây lắp nhưng do chưa giải phóng mặt bằng nên chưa thể khởi công).

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Để hoàn thành mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan quản lý cần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Nhà ở quốc gia và thu hút doanh nghiệp đầu tư hợp lý hơn.

Nạo vét bùn đất, làm sạch sông Tô Lịch

Làm việc xuyên đêm, “hồi sinh” sông Tô Lịch

Thực hiện kế hoạch thoát nước năm 2025 và góp phần cải tạo sông Tô Lịch, những ngày này, nhiều công nhân, cán bộ của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang nỗ lực, khẩn trương nạo vét bùn đất để khơi thông dòng chảy lòng sông Tô Lịch.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TPHCM) là một trong những dự án được gỡ vướng theo Nghị quyết 170. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Kiến nghị cách xác định tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 170

Góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, doanh nghiệp đề xuất sửa đổi nội dung đối với trường hợp tiền sử dụng đất xác định lại nhỏ hơn tiền sử dụng đất đã tạm nộp, không hoàn trả khoản tiền chênh lệch.

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Liên quan việc đốn hạ 17 cây lim xẹt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước Công viên Tao Đàn quận 1), chiều 24-3, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Giao thông Công chánh (GTCC) cho biết, việc thi công đào vỉa hè đã làm đứt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng bám đất của cây. Nền đất bị hư hỏng làm mất kết cấu dẫn đến tình trạng cây bị nghiêng, cùng với đó một số cây bị sâu bệnh, mục gốc, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa, gây nguy hiểm cho người đi đường.

Cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trồng thêm cây xanh

Cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trồng thêm cây xanh

Sáng 24-3, trước thông tin về việc dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa Lý Thái Tổ (ở quận Hoàn Kiếm), sẽ phải di chuyển nhiều cây xanh lâu năm tại khu vực, UBND quận Hoàn Kiếm đã có thông tin báo chí làm rõ về việc thực hiện dự án này.

Hà Nội áp dụng cơ chế "đặc biệt" để làm nhanh nhất quảng trường - công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm

Hà Nội áp dụng cơ chế "đặc biệt" để làm nhanh nhất quảng trường - công viên phía Đông hồ Hoàn Kiếm

TP Hà Nội chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư xây dựng quảng trường - công viên khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm không bị ngừng trệ bởi bất kỳ khó khăn, vướng mắc thường gặp nào đối với một dự án đầu tư công, có sử dụng đất, để thực hiện trong thời gian ngắn nhất.

TPHCM rà soát điều kiện năng lực hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ

TPHCM rà soát điều kiện năng lực hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ

Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc kiểm tra, rà soát điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố.

Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Có mặt bằng cũng chưa xây được

Cải tạo, xây mới chung cư cũ: Có mặt bằng cũng chưa xây được

Một trong những vướng mắc trong việc cải tạo, xây mới chung cư cũ được các cơ quan chức năng đề cập lâu nay là khó khăn di dời, tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên, tại TPHCM đang có tình trạng ngược lại: các hộ dân ở nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng đã di dời, nhưng việc xây mới không thể thực hiện!