Thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nêu rõ, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng khích lệ vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, yếu kém cần tiếp tục khắc phục.
Đơn cử, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn chậm, thực hiện chưa nghiêm. Theo Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 3-1-2017 của Bộ Tư pháp tổng kết công tác tư pháp năm 2016, các cơ quan vẫn còn nợ 14 thông tư và 91 văn bản chi tiết chưa đảm bảo cùng hiệu lực với luật, pháp lệnh; việc tổ chức thực hiện và thi hành chính sách, pháp luật còn nhiều yếu kém, bất cập; tình trạng vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nguyên nhân do một số định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn.
Chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, gây thất thoát, lãng phí NSNN ở các mức độ khác nhau. Năm 2016, Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện 47 cuộc thanh tra, kiểm tra, đã kiến nghị xử lý tài chính 16.742,5 tỷ đồng. Hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát 753.307 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, bằng 90% dự toán năm, đã phát hiện 28.800 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán 42 tỷ đồng; từ chối thanh toán vốn đầu tư 149,8 tỷ đồng.
Đơn cử, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về định mức, tiêu chuẩn, chế độ còn chậm, thực hiện chưa nghiêm. Theo Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 3-1-2017 của Bộ Tư pháp tổng kết công tác tư pháp năm 2016, các cơ quan vẫn còn nợ 14 thông tư và 91 văn bản chi tiết chưa đảm bảo cùng hiệu lực với luật, pháp lệnh; việc tổ chức thực hiện và thi hành chính sách, pháp luật còn nhiều yếu kém, bất cập; tình trạng vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn còn xảy ra trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nguyên nhân do một số định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tiễn.
Chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, gây thất thoát, lãng phí NSNN ở các mức độ khác nhau. Năm 2016, Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện 47 cuộc thanh tra, kiểm tra, đã kiến nghị xử lý tài chính 16.742,5 tỷ đồng. Hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát 753.307 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, bằng 90% dự toán năm, đã phát hiện 28.800 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán 42 tỷ đồng; từ chối thanh toán vốn đầu tư 149,8 tỷ đồng.
“Năm 2016 nhiều địa phương tổ chức lễ kỷ niệm thành lập tỉnh, tái lập tỉnh (tỉnh Vĩnh Phúc chi 65 tỷ đồng để mua quà tặng dịp thành lập tỉnh), cùng với đó là việc in ấn các kỷ niệm chương (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị bỏ ra hàng chục tỷ đồng mua kỷ niệm chương 80 năm ngày truyền thống) gây lãng phí và tốn kém trong thời gian qua”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết.
Đặc biệt, tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục. Nổi lên là công tác quản lý các dự án đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) còn nhiều vướng mắc, hạn chế, nhiều sai phạm trong thời gian qua đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
11/27 dự án còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng, một số dự án lớn tăng tổng mức đầu tư ban đầu lên 100%, nhiều dự án trong 27 dự án BOT được kiểm toán phải rút ngắn từ 5-7 năm thu phí, tổng cộng tất cả các dự án phải giảm hơn 100 năm thu phí, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm chi phí vốn đầu tư của các dự án là 4.500 tỷ đồng.
Ông Hải nhấn mạnh: “Qua dư luận và ý kiến của cử tri vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lãng phí, hiệu quả kém như: Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được khởi công xây dựng từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 1.510 tỷ đồng đến nay vẫn chưa hoàn thành; Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được khởi công từ 2006 với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt 18.408 tỷ đồng, tuy nhiên, qua nhiều lần điều chỉnh đến nay tổng mức đầu tư đội lên thành 36.000 tỷ đồng và chưa ấn định được thời gian hoàn thiện dự án”.
Đặc biệt, tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục. Nổi lên là công tác quản lý các dự án đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) còn nhiều vướng mắc, hạn chế, nhiều sai phạm trong thời gian qua đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra.
11/27 dự án còn chưa chính xác làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng, một số dự án lớn tăng tổng mức đầu tư ban đầu lên 100%, nhiều dự án trong 27 dự án BOT được kiểm toán phải rút ngắn từ 5-7 năm thu phí, tổng cộng tất cả các dự án phải giảm hơn 100 năm thu phí, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm chi phí vốn đầu tư của các dự án là 4.500 tỷ đồng.
Ông Hải nhấn mạnh: “Qua dư luận và ý kiến của cử tri vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lãng phí, hiệu quả kém như: Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được khởi công xây dựng từ năm 2005 với tổng mức đầu tư 1.510 tỷ đồng đến nay vẫn chưa hoàn thành; Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được khởi công từ 2006 với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt 18.408 tỷ đồng, tuy nhiên, qua nhiều lần điều chỉnh đến nay tổng mức đầu tư đội lên thành 36.000 tỷ đồng và chưa ấn định được thời gian hoàn thiện dự án”.