Nhờ tư vấn PCCC, thoát nạn
Tại nhiều quận huyện có sự thay đổi mà những cán bộ làm công tác kiểm tra, tuyên truyền PCCC đánh giá là đáng mừng, đó là lực lượng Cảnh sát PCCC đã được người dân gọi điện để yêu cầu tư vấn về các biện pháp PCCC, thoát nạn… Đây là sự thay đổi rõ rệt, khác với trước đây ít được người dân quan tâm với tâm lý “cháy không tới nhà mình” hay thường xuyên “trốn” các buổi tuyên truyền an toàn PCCC, hoặc cử người già, người giúp việc nhà đi nghe cho xong chuyện.
Trung úy Lê Văn Anh, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 2, cho biết: “Sau vụ cháy tại chung cư Carina, tiếp đó là vụ cháy chung cư Parc Spring tại địa bàn quận 2 vào chiều tối 1-4 vừa qua, hiện người dân trên địa bàn tôi phụ trách hết sức quan tâm đến công tác PCCC. Ban quản lý các chung cư như chung cư An Cư, chung cư 17,3ha, chung cư Parc Spring… đã chủ động liên hệ để nhờ Phòng Cảnh sát PCCC quận 2 đến tuyên truyền, hướng dẫn việc PCCC cho cơ sở của mình. Đặc biệt, có những chung cư còn yêu cầu được tổng kiểm tra rà soát lại hệ thống PCCC nhằm phát hiện ra sai sót để khắc phục kịp thời”. Tương tự, thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát PCCC quận 11 thường xuyên được người dân hay ban quản lý nhiều chung cư hỏi về các loại thiết bị chữa cháy như mặt nạ phòng độc, dây thả chậm, bình chữa cháy... và nhờ tư vấn nên mua ở đâu, loại nào tốt? Giá cả thế nào?... Bên cạnh đó còn có nhiều câu hỏi với những thắc mắc về tiêu chuẩn PCCC đối với chung cư, chế độ bảo hiểm cháy nổ, chế độ kiểm tra hệ thống PCCC, phương tiện PCCC kiểm định như thế nào… “Tôi mừng vì người dân đã hiểu được khi có hỏa hoạn xảy ra thì tính mạng và tài sản bị tổn thất như thế nào. Mong rằng người dân luôn giữ quan điểm quan tâm đến công tác PCCC chứ không phải cháy mới quan tâm và sau đó lại quên”, Thượng úy Lê Quốc Thanh, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 11, chia sẻ.
Không chỉ cư dân ở chung cư quan tâm PCCC, cách đây một tuần, anh Nguyễn Đức Trọng (32 tuổi, ngụ tại phường 12, quận Tân Bình) vừa bỏ ra hơn 1 triệu đồng mua 2 chiếc mặt nạ phòng độc và bình chữa cháy mini để trong góc bếp của căn nhà. Anh Trọng cho biết, vị trí để dưới bếp được anh chọn vì nơi đây người nhà anh thường xuyên ra vào nên dễ nhìn thấy, đề phòng khi sự cố xảy ra thì có thể lấy thiết bị chữa cháy ngay tức khắc. Bên cạnh đó anh cùng bàn với tất cả thành viên trong gia đình về cách chữa cháy, thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ. “Chứng kiến những vụ cháy thương tâm xảy ra trong thời gian vừa qua, tôi xót xa và không thể không lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình. Tôi nhận thấy không thể chủ quan, lơ là với hỏa hoạn nên chủ động trang bị những kiến thức và phương tiện chữa cháy nhằm có thể xử lý được khi có sự cố xảy ra”, anh Nguyễn Đức Trọng trải lòng.
Tại nhiều quận huyện có sự thay đổi mà những cán bộ làm công tác kiểm tra, tuyên truyền PCCC đánh giá là đáng mừng, đó là lực lượng Cảnh sát PCCC đã được người dân gọi điện để yêu cầu tư vấn về các biện pháp PCCC, thoát nạn… Đây là sự thay đổi rõ rệt, khác với trước đây ít được người dân quan tâm với tâm lý “cháy không tới nhà mình” hay thường xuyên “trốn” các buổi tuyên truyền an toàn PCCC, hoặc cử người già, người giúp việc nhà đi nghe cho xong chuyện.
Trung úy Lê Văn Anh, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 2, cho biết: “Sau vụ cháy tại chung cư Carina, tiếp đó là vụ cháy chung cư Parc Spring tại địa bàn quận 2 vào chiều tối 1-4 vừa qua, hiện người dân trên địa bàn tôi phụ trách hết sức quan tâm đến công tác PCCC. Ban quản lý các chung cư như chung cư An Cư, chung cư 17,3ha, chung cư Parc Spring… đã chủ động liên hệ để nhờ Phòng Cảnh sát PCCC quận 2 đến tuyên truyền, hướng dẫn việc PCCC cho cơ sở của mình. Đặc biệt, có những chung cư còn yêu cầu được tổng kiểm tra rà soát lại hệ thống PCCC nhằm phát hiện ra sai sót để khắc phục kịp thời”. Tương tự, thời gian gần đây, Phòng Cảnh sát PCCC quận 11 thường xuyên được người dân hay ban quản lý nhiều chung cư hỏi về các loại thiết bị chữa cháy như mặt nạ phòng độc, dây thả chậm, bình chữa cháy... và nhờ tư vấn nên mua ở đâu, loại nào tốt? Giá cả thế nào?... Bên cạnh đó còn có nhiều câu hỏi với những thắc mắc về tiêu chuẩn PCCC đối với chung cư, chế độ bảo hiểm cháy nổ, chế độ kiểm tra hệ thống PCCC, phương tiện PCCC kiểm định như thế nào… “Tôi mừng vì người dân đã hiểu được khi có hỏa hoạn xảy ra thì tính mạng và tài sản bị tổn thất như thế nào. Mong rằng người dân luôn giữ quan điểm quan tâm đến công tác PCCC chứ không phải cháy mới quan tâm và sau đó lại quên”, Thượng úy Lê Quốc Thanh, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 11, chia sẻ.
Không chỉ cư dân ở chung cư quan tâm PCCC, cách đây một tuần, anh Nguyễn Đức Trọng (32 tuổi, ngụ tại phường 12, quận Tân Bình) vừa bỏ ra hơn 1 triệu đồng mua 2 chiếc mặt nạ phòng độc và bình chữa cháy mini để trong góc bếp của căn nhà. Anh Trọng cho biết, vị trí để dưới bếp được anh chọn vì nơi đây người nhà anh thường xuyên ra vào nên dễ nhìn thấy, đề phòng khi sự cố xảy ra thì có thể lấy thiết bị chữa cháy ngay tức khắc. Bên cạnh đó anh cùng bàn với tất cả thành viên trong gia đình về cách chữa cháy, thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ. “Chứng kiến những vụ cháy thương tâm xảy ra trong thời gian vừa qua, tôi xót xa và không thể không lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình. Tôi nhận thấy không thể chủ quan, lơ là với hỏa hoạn nên chủ động trang bị những kiến thức và phương tiện chữa cháy nhằm có thể xử lý được khi có sự cố xảy ra”, anh Nguyễn Đức Trọng trải lòng.
Cán bộ tuyên truyền PCCC hướng dẫn cư dân chung cư Lê Thị Riêng (phường 15, quận 10) cách buộc dây vào cấu kiện xây dựng để thoát nạn
Tăng cường tập huấn Cũng ngay sau vụ cháy chung cư Carina, nhiều khu chung cư tại TPHCM đã tổ chức tập huấn công tác PCCC cho người dân. Điểm khác biệt lớn nhất của các đợt tập huấn lần này chính là số lượng người tham gia đông gấp nhiều lần các buổi tập huấn PCCC trước đây. Tại quận 9, Quận đoàn 9 vừa phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC quận 9 tổ chức diễn tập PCCC, cứu nạn cứu hộ ở chung cư Ngô Thời Nhiệm. Còn Ban quản lý chung cư Khang Gia Tân Hương, quận Tân Phú, vừa mời Phòng cảnh sát PCCC quận cùng đại diện cư dân kiểm tra lại hệ thống PCCC, chuông báo, vị trí hầm xe, hệ thống hút khói. Cũng trong thời điểm này, Quận đoàn 10, UBND phường 9, quận 10 cùng Phòng cảnh sát PCCC quận 1 đã tổ chức diễn tập phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho hàng trăm hộ dân ngụ tại lô A, chung cư Ấn Quang (phường 9). Theo đó, kịch bản diễn tập là có ngọn lửa bùng phát tại khu vực bãi để xe thuộc lô A và nhanh chóng lan rộng khiến cư dân nơi đây hoảng loạn. Nhiều người nhốn nháo tìm cách thoát thân, đồng thời báo tin đến lực lượng PCCC qua số điện thoại 114. Tuy nhiên, phía trong vẫn còn nhiều người bị mắc kẹt chưa kịp thoát ra ngoài. Nhận được tin báo, 3 xe chữa cháy cùng 1 xe cứu hộ chuyên dụng cùng hàng chục chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường thực hiện cứu hộ. Sau khoảng 15 phút, lực lượng chữa cháy - cứu hộ đã khống chế hoàn toàn đám cháy và đưa những người mắc kẹt ra ngoài an toàn. Nhiều cư dân tại đây cho biết, tại tầng trệt chung cư có nhiều khu vực giữ xe nên e ngại về cháy nổ. Tuy nhiên, vì chung cư Ấn Quang khá thông thoáng, chỉ có 3 tầng nên dễ thoát hiểm và lực lượng PCCC cũng dễ tiếp cận hơn vì giao thông thuận lợi. Ban quản lý chung cư Riva Park, quận 4, cũng vừa tổ chức buổi tập huấn nội bộ về công tác PCCC và thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp cho cư dân. Buổi tập huấn cung cấp thông tin về trang thiết bị, vị trí hệ thống chữa cháy, cách vận hành hệ thống PCCC, lối thoát hiểm; phổ biến các quy định về an toàn, kỹ năng ứng phó và thoát hiểm khi có sự cố khẩn cấp. Cư dân tham gia buổi tập huấn đã tích cực đưa ra các ý kiến nhằm xây dựng, bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân khi sống tại chung cư. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ý kiến đang chờ ban quản lý giải quyết. Buổi tập huấn cũng ghi nhận những ý kiến của cư dân như cần gắn thêm bảng hướng dẫn thoát hiểm ở cầu thang, phạt nghiêm các hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định… Sau khi được tập huấn, bà Nguyễn Thị Thủy - một người dân sinh sống tại chung cư Bình Thới, quận 11, chia sẻ: “Hồi trước ở chung cư này chỉ bố trí một vài bình chữa cháy, nhưng sau vụ cháy chung cư Carina Plaza thì tâm trạng tôi và bà con xung quanh rất lo lắng, hồi hộp nên mọi người đã bàn nhau sẽ mua sắm thêm nhiều thiết bị PCCC khác nữa để phòng ngừa cho gia đình, cũng như cho toàn chung cư. Bên cạnh đó, vừa qua khi nhận được thông báo chung cư có phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC quận 11 tổ chức tuyên truyền PCCC, tôi và bà con cùng vận động nhau tham gia đầy đủ để nghe, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng bổ ích về PCCC, thoát nạn, thoát hiểm để có thể tự bảo vệ mình khi không may có cháy xảy ra”. Dịp này, nhiều ban quản trị các chung cư khác cũng đã ra thông báo khẩn về việc nâng cao ý thức PCCC, họp cư dân để phổ biến những quy tắc PCCC và có kế hoạch diễn tập PCCC trong thời gian tới. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ ở đâu, lúc nào nếu chúng ta chủ quan, lơ là. PCCC là trách nhiệm và quyền lợi thiết thân của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Hy vọng rằng với sự chủ động của người dân trong công tác PCCC thì mối hiểm họa của “giặc lửa” sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất và dần bị đẩy lùi.
Cam kết mở lối thoát nạn
Ngày 1-4, các hộ dân sống tại khu tập thể số 39/10 Mạc Thị Bưởi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM, đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát PCCC quận 1 kiến nghị được lắp thêm cầu thang xoắn ốc lên sân thượng để phục vụ công tác thoát nạn.
Ngày 1-4, các hộ dân sống tại khu tập thể số 39/10 Mạc Thị Bưởi, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM, đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát PCCC quận 1 kiến nghị được lắp thêm cầu thang xoắn ốc lên sân thượng để phục vụ công tác thoát nạn.
Ngày 3-4, Phòng Cảnh sát PCCC quận 1 đã phối hợp với UBND phường Bến Nghé, Công ty Điện lực Sài Gòn tới địa chỉ trên và qua khảo sát cho thấy, khu tập thể được xây dựng 1 trệt - 3 lầu, mỗi lầu có 2 - 3 hộ dân sinh sống. Nhận thấy việc lắp đặt thêm cầu thang xoắn để thoát nạn sang 2 nhà bên cạnh là điều cần thiết nên Phòng Cảnh sát PCCC quận 1 nhất trí cho các hộ dân lắp thêm cầu thang xoắn.
Tuy nhiên, phần cầu thang lắp trên lầu 3 có sử dụng một phần diện tích của gia đình ông Phạm Sỹ Nhật (sinh sống tại lầu 3) nên Phòng Cảnh sát PCCC quận 1 yêu cầu ông Nhật cam kết thường xuyên mở lối thoát nạn, không được đóng hay khóa gây cản trở việc thoát nạn của người dân. Ông Nhật đã đồng ý với ý kiến của cơ quan chức năng.
Trung úy Lê Minh Tuấn, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 1, chia sẻ: “Việc thoát nạn cho người dân sinh sống tại các chung cư, nhà tập thể là điều cần thiết. Người dân ý thức được điều này chúng tôi hết sức hoan nghênh và ủng hộ những sáng kiến hay, cách làm tốt trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân”.
Trung úy Lê Minh Tuấn, cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PCCC quận 1, chia sẻ: “Việc thoát nạn cho người dân sinh sống tại các chung cư, nhà tập thể là điều cần thiết. Người dân ý thức được điều này chúng tôi hết sức hoan nghênh và ủng hộ những sáng kiến hay, cách làm tốt trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân”.