Cụ thể, năm 2018 toàn ngành có 7 người nghỉ việc, 2 người xin chuyển công tác. Năm 2019 có 12 người nghỉ việc, 6 người xin chuyển công tác. Giải pháp mà cục nêu ra là động viên, giáo dục, cố gắng bố trí nhân sự phù hợp nhất để đạt hiệu quả công việc. Thi hành án là ngành dọc, các chi phí do trung ương cấp. TPHCM có hỗ trợ chi phí quản lý hành chính hàng năm, hiện Cục đã đề xuất tăng mức hỗ trợ này để góp phần giữ chân người lao động.
Trưởng đoàn giám sát - đại biểu Trương Lâm Danh, Trưởng ban Pháp chế đánh giá, những giải pháp này đưa ra mang tính tình thế. Theo đại biểu Trương Lâm Danh, cần đẩy mạnh cải cách, ứng dụng thêm máy móc, công nghệ để giải quyết công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khối lượng công việc quá lớn, mỗi năm lại tăng lên nên cũng cần đánh giá lại để có phương pháp hỗ trợ căn cơ hơn.
Tại buổi giám sát, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự TPHCM cũng nêu thực trạng các bản án tuyên không rõ. Từ ngày 1-10-2018 đến hết tháng 9-2019, cơ quan này xác định có tới 50 bản án, quyết định mà tòa án tuyên không rõ, có sai sót, khó thi hành. Cục trưởng Vũ Quốc Doanh dẫn chứng như vụ việc ở Bình Tân, tòa án tuyên kê biên 37 nền đất nhưng qua nhiều lần xác định, phối hợp với nhiều cơ quan vẫn chưa thể xác định được 37 nền này ở đâu. Có những bản án tuyên phạt bị cáo hàng chục triệu đồng, nhưng bị cáo không có địa chỉ, hoặc sống lang thang nên không thể thi hành được.