Trong khi đó, khả năng sản xuất cung ứng còn rất hạn chế.
Chế biến giò chả tại Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre
Trong một nghiên cứu gần đây do Business Monitor International thực hiện cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm Việt Nam sẽ duy trì ở mức 10,9% cho giai đoạn 2017 - 2019. Do vậy, dư địa đầu tư sản xuất lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất lớn. Đồng thuận với quan điểm này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có thị trường nội địa rất lớn với hơn 90%. Phần lớn dân số Việt Nam trẻ và có nhu cầu rất cao trong việc sử dụng sản phẩm chế biến tiện dụng. Các sản phẩm thực phẩm chế biến nhập khẩu cũng rất được giới trẻ Việt Nam ưa chuộng và ưu tiên tiêu dùng. Do vậy, các doanh nghiệp châu Âu đang lên kế hoạch đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, hiện Chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, hạ tầng, giá thuê đất… cho các doanh nghiệp nếu tham gia đầu tư chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực. Trong đó, có tính đến yếu tố áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, góp phần xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.