Trong đó, những thành phần chính cấu thành nên sự cạnh tranh của thị trường điện bao gồm: Tuabin khí chiếm tỷ lệ 17%, thủy điện dao động từ 35% - 38% (tùy thuộc vào từng thời điểm biến động của thời tiết khí hậu thủy văn, theo mùa) và nhiệt điện than khoảng 35%. Sau 5 năm chào giá trên thị trường, nhiều nhà máy điện trong quá trình tham gia thị trường phát điện còn vấp phải không ít khó khăn, nhất là quá trình thanh toán của một số nhà máy nhiệt điện hay việc chào giá, huy động điện tại các nhà máy thủy điện khi thực hiện theo quy trình vận hành liên hồ chứa… Nguyên nhân là nhiều nhà máy do đặc thù khi có nước về hoặc khi có bất thường trong vận hành, dẫn đến việc chào giá không kịp thời. Do đó, sẽ xem xét để cho phép một số nhà máy điện chào giá lại (đăng ký lại công suất sẵn sàng nhưng giá chào không thay đổi) theo đúng quy định của thị trường điện. Mặt khác, xem xét, nghiên cứu áp dụng việc rút ngắn thời gian thanh toán bằng cách sử dụng chữ ký số.
Song song với công tác củng cố và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công thương cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu chuẩn bị cho việc vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Bộ Công thương cũng cho biết, qua thời gian vận hành thí điểm đã bộc lộ nhiều tồn tại như việc chuyển phương thức mua bán điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bộ máy nhân lực ở các tổng công ty điện lực còn yếu, sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin còn chậm, chưa phát triển nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh của thị trường. Để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019, Bộ Công thương sẽ tập trung hoàn thành giai đoạn vận hành thí điểm 6 tháng cuối năm 2017, đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị, doanh nghiệp, thành phần tham gia thị trường. Cục Điều tiết điện lực cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc ban hành thông tư mới về vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh. Và để chuyển sang giai đoạn thị trường điện bán buôn, Cục Điều tiết điện lực cần nghiên cứu đề xuất phương án cơ chế giá phù hợp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần có giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chủ động đào tạo nhân lực cho 5 tổng công ty điện lực trực thuộc, chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và các đơn vị điện lực vận hành thị trường bán buôn thí điểm để khi đưa vào vận hành, giá bán của các nhà máy tham gia thị trường sẽ đảm bảo tính cạnh tranh hơn.
Song song với công tác củng cố và phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công thương cũng đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu chuẩn bị cho việc vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Bộ Công thương cũng cho biết, qua thời gian vận hành thí điểm đã bộc lộ nhiều tồn tại như việc chuyển phương thức mua bán điện từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bộ máy nhân lực ở các tổng công ty điện lực còn yếu, sự phát triển hạ tầng công nghệ thông tin còn chậm, chưa phát triển nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh của thị trường. Để chuẩn bị cho việc vận hành chính thức thị trường bán buôn điện cạnh tranh từ năm 2019, Bộ Công thương sẽ tập trung hoàn thành giai đoạn vận hành thí điểm 6 tháng cuối năm 2017, đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị, doanh nghiệp, thành phần tham gia thị trường. Cục Điều tiết điện lực cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc ban hành thông tư mới về vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh. Và để chuyển sang giai đoạn thị trường điện bán buôn, Cục Điều tiết điện lực cần nghiên cứu đề xuất phương án cơ chế giá phù hợp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần có giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chủ động đào tạo nhân lực cho 5 tổng công ty điện lực trực thuộc, chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và các đơn vị điện lực vận hành thị trường bán buôn thí điểm để khi đưa vào vận hành, giá bán của các nhà máy tham gia thị trường sẽ đảm bảo tính cạnh tranh hơn.