Nhân giống loài Sao La, thú quý hiếm tại rừng Trường Sơn

Sáng nay 28-3, Bộ NN-PTNT thông báo sẽ nhân giống hàng loạt loài Sao La là động vật hoang dã cực quý hiếm trên thế giới, suốt nhiều chục năm qua chỉ tìm thấy tại rừng Trường Sơn của Việt Nam 

Sao La là loài thú rừng lớn, chỉ mới được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1992 tại vườn quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh (Việt Nam). Thế giới đã đưa loài này vào “sách đỏ”, và xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp, luôn đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng, vì từ đó đến nay chỉ phát hiện loài này ở Việt Nam, không tìm thấy ở quốc gia nào khác. 

Loài Sao La chỉ phát hiện duy nhất ở rừng Trường Sơn

Tại lễ công bố tổ chức sáng nay 28-3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT thông báo đã nhân giống thành công loài thú hoang dã này. 

Tại lễ công bố, giữa Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã tiến hành ký bản ghi nhớ hợp tác về việc xây dựng Chương trình nhân nuôi bảo tồn loài Sao La (Pseudoryx nghetinhensis) tại Việt Nam. 

Phát biểu tại lễ công bố, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp khẳng định: Việc xây dựng một chương trình nhân nuôi bảo tồn Sao La là hết sức cần thiết để kịp thời gìn giữ loài thú tuyệt đẹp này cho đời sau. Trong lịch sử chúng ta đã hành động quá muộn để bảo tồn được Bò sừng xoắn (Kouprey), Tê giác (Annamite Rhino) ở nước ta, do vậy chúng ta cần phải hành động ngay để có thể bảo tồn được loài Sao La. 

Sao La là một loài thuộc họ trâu bò mới được phát hiện ở Việt Nam vào năm 1992, là loài bí ẩn trong số nhiều loài mới được phát hiện ở dãy núi Trường Sơn giữa Lào và Việt Nam trong thế kỷ 20. Sao La (còn gọi là "Kỳ lân châu Á") là một trong những động vật có vú lớn ít được biết đến nhất thế giới và hiện cũng là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Loài này ước tính còn ít hơn 100 cá thể trong tự nhiên, nằm rải rác ở dãy Trường Sơn dọc biên giới giữa Lào và Việt Nam. 

Sao La có cơ được cứu khi nhân nuôi

Lần đầu tiên loài Sao La được khoa học biết đến khi sừng của một cá thể treo trên tường nhà của một thợ săn người địa phương tại Vườn Quốc gia Vũ Quang. Kể từ đó, các nhà sinh học đã nỗ lực để tìm hiểu về sinh thái và phân bố của Sao La, và tình trạng của chúng trong tự nhiên.

Theo một nguồn tin cho biết, sau khi nhân nuôi thành công loài thú rừng này, có thể chuyển giao con giống cho người dân nuôi để kết hợp bảo tồn. 

Tin cùng chuyên mục