Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trò chuyện về vấn đề này với nhạc sĩ Trần Xuân Tiến (ảnh), Ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật TPHCM, thành viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật TPHCM.
PHÓNG VIÊN: Ông quan niệm thế nào về vai trò của âm nhạc trong đời sống hiện nay?
Nhạc sĩ TRẦN XUÂN TIẾN: Thế giới nhận định về âm nhạc “là một vũ khí lợi hại và sắc bén, nó mạnh bằng hàng trăm tấn đại bác trút xuống một vùng chiến trường nào đó, nếu đại bác đó là của chúng ta và ngược lại”. Bất cứ thời đại nào cũng vậy, người ta cũng dùng âm nhạc làm vũ khí. Vậy, chúng ta chọn loại vũ khí nào để chiến thắng?
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là giải trí, mà tự thân âm nhạc còn là sức mạnh. Nếu chúng ta tiếp xúc, tiếp thu, tiếp cận với loại âm nhạc nào lâu dài và đồng cảm thì âm nhạc đó sẽ phản ánh tư tưởng và cuối cùng nó sản sinh ra hành động phù hợp với nó. Ta biết sử dụng âm nhạc để vừa giải trí, vừa giáo dục, vừa là một sự động viên để nâng lên một tầm nhân bản, nhân văn trong cuộc sống. Đó mới là tầm lãnh đạo. Còn âm nhạc mà chỉ để giải trí và thỏa mãn sự đồng cảm, cuối cùng nó cũng không làm xã hội thành công được.
Một thực tế hiện nay là có rất nhiều chương trình, cuộc thi hát bolero được tổ chức rầm rộ, bolero như đang lên ngôi, trong khi các ca khúc truyền thống cách mạng thì trầm lắng và có vẻ lép vế. Ông nhận định thế nào về tình trạng này?
Âm nhạc cũng giống như thời trang của mình vậy. Loại nhạc nào sẽ phù hợp ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng môi trường, đúng đối tượng của nó. Nếu cho rằng âm nhạc không liên quan đến chính trị là không đúng. Theo tôi, tất cả là chính trị. Như tôi đã nói ở trên, âm nhạc là một vũ khí và có sức mạnh ghê gớm. Những năm đất nước sống trong khói lửa chiến tranh, minh chứng là hàng chục ca khúc cách mạng, tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các chiến sĩ anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc như các bài hát: Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam; Hò kéo pháo; Tiến về Sài Gòn… Có những bài hát ra đời như một lời hiệu triệu, kêu gọi lớp lớp thanh niên sẵn sàng ra tiền tuyến, sẵn sàng hy sinh cái tôi nhỏ bé vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, như Đoàn giải phóng quân, Hát cho dân tôi nghe, Bác đang cùng chúng cháu hành quân...
Nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc trên thế giới đánh giá rất cao các ca khúc Việt Nam. Trong đó, đặc biệt họ rất trân trọng dòng ca khúc yêu nước, kháng chiến, cách mạng của Việt Nam. Một nhà nghiên cứu người Hàn Quốc từng nói với tôi rằng, chưa có nước nào viết những bài hát về chiến đấu vì hòa bình, đấu tranh giành độc lập dân tộc nhiều và hay như đất nước Việt Nam. Trên thế giới, cũng chưa có một nước nào có những ca khúc viết ca ngợi lãnh tụ cách mạng nhiều và xuất sắc như hàng trăm ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Mà không chỉ người Việt Nam, ngay cả người nước ngoài cũng viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bolero là một điệu nhạc xuất hiện vào những năm thập niên 60 của thế kỷ trước tại miền Nam Việt Nam, nhịp 4-4, chậm, khuôn nhạc đều, dễ hát, dễ thuộc nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ca từ nhiều bài hát bolero chủ yếu có tính chất thở than, kể lể, ủy mị, tiếp thu lâu dài dẫn đến đồng cảm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng và hành động của giới trẻ. Bản thân tôi cũng từ chối khá nhiều lời mời ngồi ban giám khảo nhiều cuộc thi hát bolero là vì vậy.
Có ý kiến cho rằng, nhiều bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng chạy theo các dòng nhạc ngoại lai, nhạc thị trường, thờ ơ với nhạc truyền thống cách mạng. Ông đánh giá sao về câu chuyện này?
Từ rất nhiều năm qua, tôi may mắn đã có rất nhiều buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề về âm nhạc kháng chiến đến hàng trăm cơ quan đơn vị tại TPHCM, đến hàng ngàn sinh viên các trường đại học tại TPHCM và các tỉnh thành. Thực tế không phải vậy. Giới trẻ hiện nay hoàn toàn không thờ ơ với ca khúc truyền thống cách mạng, ngược lại còn rất thích nữa là đằng khác. Có hiểu hoàn cảnh ra đời của ca khúc, bối cảnh lịch sử đất nước thì mới thấm thía, mới càng yêu ca khúc cách mạng. Các bạn ấy thiếu kiến thức về kho tàng nhạc này, quan trọng nhất là thiếu người truyền lửa âm nhạc cách mạng đến với các bạn. Nếu có một chương trình hay đề án bài bản, tôi xung phong tham gia.
Để công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng thụ hưởng được những tác phẩm âm nhạc sạch và tích cực, theo ông giải pháp là gì?
Bản thân nhạc bolero không xấu, nó là thành tựu của nhân loại. Nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng, thì khoảng 25% các bài hát bolero có ca từ trong sáng, lãng mạn sẽ góp phần phong phú thêm nền âm nhạc nước nhà. Cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các ca khúc hay của Việt Nam, ca khúc trữ tình cách mạng trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh để định hướng hưởng thụ âm nhạc đúng đắn cho giới trẻ.
Tôi khẳng định rằng, dòng văn nghệ cách mạng vẫn sống rất mạnh mẽ trong đông đảo quần chúng hiện nay, thể hiện qua các phong trào, hội diễn văn nghệ quần chúng rất mạnh và chất lượng ở TPHCM. Theo tôi, thành phố cần phải tạo điều kiện hỗ trợ hơn nữa và nuôi dưỡng để phong trào văn nghệ quần chúng phát triển. Đối với tôi, hạnh phúc nhất là khi còn được tham gia nhiều phong trào văn nghệ quần chúng thuần chất và mạnh mẽ như thế.
PHÓNG VIÊN: Ông quan niệm thế nào về vai trò của âm nhạc trong đời sống hiện nay?
Nhạc sĩ TRẦN XUÂN TIẾN: Thế giới nhận định về âm nhạc “là một vũ khí lợi hại và sắc bén, nó mạnh bằng hàng trăm tấn đại bác trút xuống một vùng chiến trường nào đó, nếu đại bác đó là của chúng ta và ngược lại”. Bất cứ thời đại nào cũng vậy, người ta cũng dùng âm nhạc làm vũ khí. Vậy, chúng ta chọn loại vũ khí nào để chiến thắng?
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là giải trí, mà tự thân âm nhạc còn là sức mạnh. Nếu chúng ta tiếp xúc, tiếp thu, tiếp cận với loại âm nhạc nào lâu dài và đồng cảm thì âm nhạc đó sẽ phản ánh tư tưởng và cuối cùng nó sản sinh ra hành động phù hợp với nó. Ta biết sử dụng âm nhạc để vừa giải trí, vừa giáo dục, vừa là một sự động viên để nâng lên một tầm nhân bản, nhân văn trong cuộc sống. Đó mới là tầm lãnh đạo. Còn âm nhạc mà chỉ để giải trí và thỏa mãn sự đồng cảm, cuối cùng nó cũng không làm xã hội thành công được.
Một thực tế hiện nay là có rất nhiều chương trình, cuộc thi hát bolero được tổ chức rầm rộ, bolero như đang lên ngôi, trong khi các ca khúc truyền thống cách mạng thì trầm lắng và có vẻ lép vế. Ông nhận định thế nào về tình trạng này?
Âm nhạc cũng giống như thời trang của mình vậy. Loại nhạc nào sẽ phù hợp ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng môi trường, đúng đối tượng của nó. Nếu cho rằng âm nhạc không liên quan đến chính trị là không đúng. Theo tôi, tất cả là chính trị. Như tôi đã nói ở trên, âm nhạc là một vũ khí và có sức mạnh ghê gớm. Những năm đất nước sống trong khói lửa chiến tranh, minh chứng là hàng chục ca khúc cách mạng, tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các chiến sĩ anh dũng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc như các bài hát: Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam; Hò kéo pháo; Tiến về Sài Gòn… Có những bài hát ra đời như một lời hiệu triệu, kêu gọi lớp lớp thanh niên sẵn sàng ra tiền tuyến, sẵn sàng hy sinh cái tôi nhỏ bé vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, như Đoàn giải phóng quân, Hát cho dân tôi nghe, Bác đang cùng chúng cháu hành quân...
Nhiều nhà nghiên cứu về âm nhạc trên thế giới đánh giá rất cao các ca khúc Việt Nam. Trong đó, đặc biệt họ rất trân trọng dòng ca khúc yêu nước, kháng chiến, cách mạng của Việt Nam. Một nhà nghiên cứu người Hàn Quốc từng nói với tôi rằng, chưa có nước nào viết những bài hát về chiến đấu vì hòa bình, đấu tranh giành độc lập dân tộc nhiều và hay như đất nước Việt Nam. Trên thế giới, cũng chưa có một nước nào có những ca khúc viết ca ngợi lãnh tụ cách mạng nhiều và xuất sắc như hàng trăm ca khúc ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Mà không chỉ người Việt Nam, ngay cả người nước ngoài cũng viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bolero là một điệu nhạc xuất hiện vào những năm thập niên 60 của thế kỷ trước tại miền Nam Việt Nam, nhịp 4-4, chậm, khuôn nhạc đều, dễ hát, dễ thuộc nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ca từ nhiều bài hát bolero chủ yếu có tính chất thở than, kể lể, ủy mị, tiếp thu lâu dài dẫn đến đồng cảm, sẽ ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng và hành động của giới trẻ. Bản thân tôi cũng từ chối khá nhiều lời mời ngồi ban giám khảo nhiều cuộc thi hát bolero là vì vậy.
Có ý kiến cho rằng, nhiều bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng chạy theo các dòng nhạc ngoại lai, nhạc thị trường, thờ ơ với nhạc truyền thống cách mạng. Ông đánh giá sao về câu chuyện này?
Từ rất nhiều năm qua, tôi may mắn đã có rất nhiều buổi diễn thuyết, nói chuyện chuyên đề về âm nhạc kháng chiến đến hàng trăm cơ quan đơn vị tại TPHCM, đến hàng ngàn sinh viên các trường đại học tại TPHCM và các tỉnh thành. Thực tế không phải vậy. Giới trẻ hiện nay hoàn toàn không thờ ơ với ca khúc truyền thống cách mạng, ngược lại còn rất thích nữa là đằng khác. Có hiểu hoàn cảnh ra đời của ca khúc, bối cảnh lịch sử đất nước thì mới thấm thía, mới càng yêu ca khúc cách mạng. Các bạn ấy thiếu kiến thức về kho tàng nhạc này, quan trọng nhất là thiếu người truyền lửa âm nhạc cách mạng đến với các bạn. Nếu có một chương trình hay đề án bài bản, tôi xung phong tham gia.
Để công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng thụ hưởng được những tác phẩm âm nhạc sạch và tích cực, theo ông giải pháp là gì?
Bản thân nhạc bolero không xấu, nó là thành tựu của nhân loại. Nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng, thì khoảng 25% các bài hát bolero có ca từ trong sáng, lãng mạn sẽ góp phần phong phú thêm nền âm nhạc nước nhà. Cần thiết phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các ca khúc hay của Việt Nam, ca khúc trữ tình cách mạng trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt trong thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh để định hướng hưởng thụ âm nhạc đúng đắn cho giới trẻ.
Tôi khẳng định rằng, dòng văn nghệ cách mạng vẫn sống rất mạnh mẽ trong đông đảo quần chúng hiện nay, thể hiện qua các phong trào, hội diễn văn nghệ quần chúng rất mạnh và chất lượng ở TPHCM. Theo tôi, thành phố cần phải tạo điều kiện hỗ trợ hơn nữa và nuôi dưỡng để phong trào văn nghệ quần chúng phát triển. Đối với tôi, hạnh phúc nhất là khi còn được tham gia nhiều phong trào văn nghệ quần chúng thuần chất và mạnh mẽ như thế.