Ông Trần Đức Long - nguyên là một người lính làm việc tại Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, ông vào Sài Gòn là Phó Giám đốc Xưởng may X32. Là người Hà Nội gốc, hiền lành và nho nhã, lâu lâu ông lại điện thoại rủ chúng tôi ra tìm một quán cà phê “cóc” nhâm nhi chuyện đời, chuyện thơ và hát một ca khúc nào đó ông vừa sáng tác. Về hưu ông sinh hoạt tại CLB Thơ ca Cựu chiến binh, những nơi ấy có “sân” cho ông trổ tài.
Ông có giọng opera khá chuẩn và thơ của ông cũng rất đặc biệt. Ông là một trong những người làm thơ Đường luật, chơi guitar và organ. Ông sáng tác những ca khúc từ những bài thơ của mình và của bạn bè. Tôi còn nhớ nhiều ca khúc như Bình yên cho em, Gò Vấp yên bình… mà ông phổ nhạc từ những bài thơ của anh em, rồi dàn dựng biểu diễn công phu - những ca khúc đã đi vào lòng của những cựu binh chúng tôi và mọi người. Trong các buổi sinh hoạt truyền thống, những bài hát ấy của ông lại vang lên hùng tráng. Tôi có hỏi ông học nhạc ở đâu, ông cười: “Trai Hà Nội mà, học ở trường và tự học thôi”.
Tại CLB thơ ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp có thầy giáo Trịnh Xuân Bảo cũng ở tuổi bát thập nhưng không có buổi sinh hoạt nào vắng bóng. Là người thoát ly từ thuở thiếu sinh quân, sang Trung Quốc học, trở thành thầy giáo và dạy nhạc cho các em học sinh tại các trường PTTH ở Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình… rồi về hưu vào TPHCM. Được đào tạo bài bản lại mang tính mô phạm của người thầy giáo nên trong sinh hoạt ông chỉn chu nghiêm túc. Đến nhà thấy bày biện nhiều loại nhạc cụ, mới biết ông lại là thầy giáo già của các em và bạn bè yêu nhạc phố phường. Tại CLB, ông là Phó chủ nhiệm phụ trách ban ca nhạc. Ông sáng tác và phổ nhạc từ thơ của các hội viên - những bài hát gần gũi, thực tế và thân thương. Ông tới CLB với chiếc xe máy cũ kỹ mang biển số 29 của Hà Nội, đi với ông khi thì chiếc organ, khi thì chiếc arcordeon và buổi sinh hoạt có ông thì vui hẳn. Cuộc sống của hai vợ chồng già lúc nào cũng rộn tiếng đàn.
Một nhạc sĩ nữa là một tổ trưởng dân phố hiền lành, có thâm niên. Ông là Nguyễn Văn Vĩnh, sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn. Ông chưa bao giờ bước chân vào một trường nhạc nào. Ông tự học nhạc, tự học đàn rồi sáng tác. Một chiều, tôi nhận được một lá thư lạ, đề tên người gửi Nguyễn Văn Vĩnh, lá thư ngắn và một ca khúc phổ thơ của tôi… Sao không cảm động cho được vì thơ của mình đã có người cảm và phổ nhạc. Tôi điện thoại để cảm ơn người nhạc sĩ chưa hề quen biết. Không ngờ ông đã gần tám mươi tuổi...
Còn nữa nhiều lắm những người nhạc sĩ của phố phường giản dị, họ vừa làm việc vừa sáng tác theo cảm hứng, không hề nghĩ đến thù lao, tiền bạc và ơn huệ. Họ sống vô tư và coi đó là niềm vui trong cuộc đời. Một số tuổi đời còn trẻ hơn như Lê Hải, Lê Trung Tín, Trịnh Thùy Mỹ…, họ tham gia các cuộc sáng tác ca khúc, đoạt giải rồi vào Hội Nhạc sĩ TP, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và trở nên tên tuổi hơn.
Những “nhạc sĩ của phố phường” đã chinh phục được rất đông những “khán giả bình dân ở tầng đại chúng” một cách rất vô tư, họ hòa vào cuộc sống của dân, của phố và bè bạn.
Tại CLB thơ ca của Hội Cựu giáo chức quận Gò Vấp có thầy giáo Trịnh Xuân Bảo cũng ở tuổi bát thập nhưng không có buổi sinh hoạt nào vắng bóng. Là người thoát ly từ thuở thiếu sinh quân, sang Trung Quốc học, trở thành thầy giáo và dạy nhạc cho các em học sinh tại các trường PTTH ở Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình… rồi về hưu vào TPHCM. Được đào tạo bài bản lại mang tính mô phạm của người thầy giáo nên trong sinh hoạt ông chỉn chu nghiêm túc. Đến nhà thấy bày biện nhiều loại nhạc cụ, mới biết ông lại là thầy giáo già của các em và bạn bè yêu nhạc phố phường. Tại CLB, ông là Phó chủ nhiệm phụ trách ban ca nhạc. Ông sáng tác và phổ nhạc từ thơ của các hội viên - những bài hát gần gũi, thực tế và thân thương. Ông tới CLB với chiếc xe máy cũ kỹ mang biển số 29 của Hà Nội, đi với ông khi thì chiếc organ, khi thì chiếc arcordeon và buổi sinh hoạt có ông thì vui hẳn. Cuộc sống của hai vợ chồng già lúc nào cũng rộn tiếng đàn.
Một nhạc sĩ nữa là một tổ trưởng dân phố hiền lành, có thâm niên. Ông là Nguyễn Văn Vĩnh, sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn. Ông chưa bao giờ bước chân vào một trường nhạc nào. Ông tự học nhạc, tự học đàn rồi sáng tác. Một chiều, tôi nhận được một lá thư lạ, đề tên người gửi Nguyễn Văn Vĩnh, lá thư ngắn và một ca khúc phổ thơ của tôi… Sao không cảm động cho được vì thơ của mình đã có người cảm và phổ nhạc. Tôi điện thoại để cảm ơn người nhạc sĩ chưa hề quen biết. Không ngờ ông đã gần tám mươi tuổi...
Còn nữa nhiều lắm những người nhạc sĩ của phố phường giản dị, họ vừa làm việc vừa sáng tác theo cảm hứng, không hề nghĩ đến thù lao, tiền bạc và ơn huệ. Họ sống vô tư và coi đó là niềm vui trong cuộc đời. Một số tuổi đời còn trẻ hơn như Lê Hải, Lê Trung Tín, Trịnh Thùy Mỹ…, họ tham gia các cuộc sáng tác ca khúc, đoạt giải rồi vào Hội Nhạc sĩ TP, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và trở nên tên tuổi hơn.
Những “nhạc sĩ của phố phường” đã chinh phục được rất đông những “khán giả bình dân ở tầng đại chúng” một cách rất vô tư, họ hòa vào cuộc sống của dân, của phố và bè bạn.