Đưa cỏ khô vào bài hát
Sẽ không có gì đáng bàn luận nếu như chỉ xét riêng về giai điệu. Giới trẻ hiện nay thích, dễ dàng đón nhận những bài hát có giai điệu nghe vui vui, sôi động. Thế nhưng, điều đáng nói, MV này toàn là hình ảnh những thanh niên xăm trổ, hút thuốc, đánh bài ăn tiền đến hút cỏ khô, phê bên rượu và bia. Ca từ trong MV khá sốc, mang tính chất rủ rê người trẻ ăn chơi. Cỏ khô, một chất gây nghiện, khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh cũng vào lời hát. Và ngay trong tiêu đề bài hát, “cái boong” chính là dụng cụ dùng để hút cần sa... Dù mang tính tiêu cực, cổ súy tâm lý chơi bời “tới bến” nhưng MV lại được đón nhận cuồng nhiệt. Hiện nay, bài hát này đã phủ sóng khắp nơi với tốc độ chóng mặt, từ trong nhà ra ngoài phố, từ trường học đến phòng trọ. Ở đâu, cũng dễ dàng bắt gặp người trẻ mở to rồi hát theo như “bị nghiện”. Đáng nói hơn, không chỉ có lượt xem, lượt chia sẻ và bình luận khủng, mà bài hát còn liên tục được các bạn trẻ cover lại (làm lại). Trên YouTube xuất hiện hàng loạt video khá phản cảm. Có video là cảnh các thanh niên nhậu nhẹt tại hàng quán, lôi guitar ra vừa đàn, vừa hát Quăng tao cái boong vừa uống rượu bia, hút thuốc… Một video khác là cảnh sinh viên tụ tập trong phòng trọ để nhậu và hát, xung quanh là hàng đống lon bia vương vãi. Thậm chí, có nhóm học sinh lớp 12 một trường THPT ở Cà Mau vì quá mê bài hát đã biểu diễn nhảy dân vũ trên nền nhạc trong chương trình văn nghệ của trường. “Mấy bạn nam lớp em cứ vào lớp là nghêu ngao không tài nào học được. Bởi vậy, tụi em nghe riết muốn thuộc lòng lời bài hát…”, N.L.A.T, học sinh lớp 12 một trường cấp 3 tại Thủ Đức cho biết. Thoải mái lưu hành
Sẽ không có gì đáng bàn luận nếu như chỉ xét riêng về giai điệu. Giới trẻ hiện nay thích, dễ dàng đón nhận những bài hát có giai điệu nghe vui vui, sôi động. Thế nhưng, điều đáng nói, MV này toàn là hình ảnh những thanh niên xăm trổ, hút thuốc, đánh bài ăn tiền đến hút cỏ khô, phê bên rượu và bia. Ca từ trong MV khá sốc, mang tính chất rủ rê người trẻ ăn chơi. Cỏ khô, một chất gây nghiện, khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh cũng vào lời hát. Và ngay trong tiêu đề bài hát, “cái boong” chính là dụng cụ dùng để hút cần sa... Dù mang tính tiêu cực, cổ súy tâm lý chơi bời “tới bến” nhưng MV lại được đón nhận cuồng nhiệt. Hiện nay, bài hát này đã phủ sóng khắp nơi với tốc độ chóng mặt, từ trong nhà ra ngoài phố, từ trường học đến phòng trọ. Ở đâu, cũng dễ dàng bắt gặp người trẻ mở to rồi hát theo như “bị nghiện”. Đáng nói hơn, không chỉ có lượt xem, lượt chia sẻ và bình luận khủng, mà bài hát còn liên tục được các bạn trẻ cover lại (làm lại). Trên YouTube xuất hiện hàng loạt video khá phản cảm. Có video là cảnh các thanh niên nhậu nhẹt tại hàng quán, lôi guitar ra vừa đàn, vừa hát Quăng tao cái boong vừa uống rượu bia, hút thuốc… Một video khác là cảnh sinh viên tụ tập trong phòng trọ để nhậu và hát, xung quanh là hàng đống lon bia vương vãi. Thậm chí, có nhóm học sinh lớp 12 một trường THPT ở Cà Mau vì quá mê bài hát đã biểu diễn nhảy dân vũ trên nền nhạc trong chương trình văn nghệ của trường. “Mấy bạn nam lớp em cứ vào lớp là nghêu ngao không tài nào học được. Bởi vậy, tụi em nghe riết muốn thuộc lòng lời bài hát…”, N.L.A.T, học sinh lớp 12 một trường cấp 3 tại Thủ Đức cho biết. Thoải mái lưu hành
Những hình ảnh phản cảm trong một MV
Không chỉ có bài hát này, điều đáng lo ngại là trên YouTube và một số trang nghe nhạc trực tuyến hiện còn phát tán khá nhiều bài hát có nội dung vớ vẩn, phản cảm nhưng lại có lượt xem khá lớn như Bê rồi ông cố ơi (của H.J và P), Em tao hip hop (của J, LL và E), Được thì tiến, không thì biến (của Y.B và N.T), Theo tao (của H.J và J.), Wowy - Đêm tàn (của J.T.A Khanh Le)…
Nhạc phản cảm xuất hiện tràn lan trên các kênh nghe nhạc trực tuyến không phải là chuyện lạ. Nhiều bài hát dù được đánh giá không ra gì vẫn vô tư lưu hành, thậm chí được liên tục cập nhật. Đạo diễn Hoàng Duẩn, người tổ chức nhiều sân chơi nghệ thuật cho giới trẻ, nhận định: “Đây là những bài hát rất đáng lo ngại, tạo cho giới trẻ những suy nghĩ rất nguy hiểm về sự hưởng thụ trong cuộc sống. Nhiều hình ảnh hiện lên trong clip chỉ là những thanh niên ở trần xăm trổ, hút xì gà, shisha; chỉ ăn, ngủ, rượu chè… Ca từ lại dễ dãi như cổ súy giới trẻ chơi thả ga. Các bạn trẻ lưu ý rằng, những bài hát này đang hướng các bạn sống theo chủ nghĩa tiêu xài, cá nhân ích kỷ, chỉ biết đến việc ăn chơi bản thân mà không quan tâm đến cha mẹ, anh chị em và đặc biệt là tương lai chính mình”. Rõ ràng, việc lựa chọn bài hát để nghe là câu chuyện riêng của mỗi người, không ai cấm đoán được. Nhưng việc nghe những bài hát phản cảm và học theo lại là điều đáng báo động. Cơ quan quản lý nhà nước có biết về những “hiện tượng mạng” này hay không, bởi những bài hát dạng này vẫn ra rả trên các trang nghe nhạc trực tuyến có phép? Ngành giáo dục nghĩ gì, khi nhiều trường học vẫn cho phép học sinh bắt chước, biểu diễn những bài hát phản cảm trên sân khấu học đường?
Ngày 3-5, trao đổi về tình trạng nhiều bài hát phản cảm xuất hiện trên những trang nghe nhạc trực tuyến có phép, cũng như biểu diễn trong cộng đồng, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VH-TT TPHCM khẳng định, sở chưa bao giờ cấp phép cho những bài hát phản cảm như thế: “Chưa bao giờ có những bài hát với ngôn từ như vậy lại được cấp phép biểu diễn. Nếu có, chỉ có thể là diễn chui”. Ông Nam nói tiếp: “Trong vấn đề này, vai trò quản lý nhà nước cần phải được chú trọng. Hiện nay, quản lý trên mạng rất khó khăn, những file nhạc, tên bài hát do cá nhân tự tải lên thì phải làm rõ việc trách nhiệm quản lý như thế nào. Cá nhân tôi cho rằng, phải xử lý nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm này”.
Về việc đưa những bài hát như Quăng tao cái boong biểu diễn trong văn nghệ nhà trường, theo ông Võ Trọng Nam, đây là trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trường. Ông nói: “Nhà trường phải tìm hiểu kỹ những bài hát được biểu diễn trong chương trình, chứ không thể bỏ ngỏ cho học sinh muốn diễn gì thì diễn”.
Về việc đưa những bài hát như Quăng tao cái boong biểu diễn trong văn nghệ nhà trường, theo ông Võ Trọng Nam, đây là trách nhiệm của ban giám hiệu nhà trường. Ông nói: “Nhà trường phải tìm hiểu kỹ những bài hát được biểu diễn trong chương trình, chứ không thể bỏ ngỏ cho học sinh muốn diễn gì thì diễn”.