Nhà văn Xuân Đức - tác giả "Người không mang họ" qua đời ở tuổi 74

Tối 20-6, nhiều người giới văn chương cùng bày tỏ niềm tiếc thương và bàng hoàng khi hay tin nhà văn Xuân Đức - tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Người không mang họ, qua đời.

Nhà văn Xuân Đức tên thật là Nguyễn Xuân Đức, sinh năm 1947 tại Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Năm 1965, ông tham gia tiểu đoàn 47 quân địa phương Vĩnh Linh, chiến đấu tại mảnh đất Quảng Trị. Trong thời gian này, ông tham gia viết báo cho báo quân đội của khu đội Vĩnh Linh, Quân khu 4.

Năm 1979, ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa đầu tiên, sau đó công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị cho tới khi giải ngũ năm 1990 với hàm trung tá. Ông từng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.

Nhà văn Xuân Đức - tác giả "Người không mang họ" qua đời ở tuổi 74 ảnh 1 Nhà văn Xuân Đức không chỉ thành danh ở văn chương mà ông cũng là một tác giả tên tuổi với nhiều dấu ấn trong lĩnh vực sân khấu
Từ năm 1982, ông trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khi còn đang công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Năm 2007, nhà văn Xuân Đức nhận Giải thưởng Nhà nước cho ba tiểu thuyết: Người không mang họ, Cửa gióTượng đồng đen một chân. Trong đó, tác phẩm Người không mang họ từng được đạo diễn Long Vân dựng thành phim. Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm khác như: Hồ sơ một con người, Những mảnh làng, Tổ quốc, Người mất tích, Bến đò xưa lặng lẽ...
Ngoài Giải thưởng Nhà nước, nhà văn Xuân Đức đã được ghi danh ở một số giải thưởng khác, có thể kể đến như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (cho tiểu thuyết Cửa gió, 1982), Giải thưởng Bộ Quốc phòng (Người mất tích, 1990), Giải thưởng văn học Bộ Nội vụ (Người không mang họ, 1995), Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 2002-2004 cho Bến đò xưa lặng lẽ.

Không chỉ thành danh ở lĩnh vực văn chương, nhà văn Xuân Đức còn là tác giả của loạt vở kịch như Đối mặt, Đám cưới ly biệt, Ám ảnh, Chứng chỉ thời gian, Chuyện dài thế kỷ, Người mất tích, Đợi đến bao giờ, Cuộc chơi, Cái chết chẳng dễ dàng gì, Ám ảnh, Kìa bên ngõ xa...

Nhà văn Xuân Đức - tác giả "Người không mang họ" qua đời ở tuổi 74 ảnh 2 Nhà văn Xuân Đức chụp ảnh cùng một người bạn. Ảnh: Facebook nhà văn Xuân Đức
Ngoài duyên văn chương, ông cũng nhận nhiều giải thưởng sân khấu như: Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam năm 1995 cho kịch bản Cuộc chơi, Giải thưởng cuộc vận động viết về chiến tranh cách mạng, Giải thưởng Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Huy chương vàng Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc với Cái chết chẳng dễ dàng gì, Giải thưởng Kịch bản sân khấu năm 2007 cho vở kịch Chuyến tàu tốc hành trong đêm.
Trước đó, sức khỏe của nhà văn Xuân Đức hoàn toàn bình thường. Ông còn cập nhật thông tin trên Facebook cá nhân, ở thời điểm 10 giờ 44 ngày 20-6. Theo một số nguồn tin, ông bị tai nạn, ngã, đã mất lúc 21 giờ tối cùng ngày. Sự ra đi đột ngột của nhà văn Xuân Đức gây không ít đau đớn và bàng hoàng cho không chỉ người thân trong gia đình mà cho cả đồng nghiệp và độc giả.
“Đây là một tổn thất không gì bù đắp được. Xin chia buồn với chị Phú, các cháu và Nhà hát kịch Quân đội cùng bè bạn của anh. Cõi đời thật vô thường. Đau quá. Buồn quá!”, nhà thơ Trần Đăng Khoa bày tỏ trên trang cá nhân của mình.

Nhà văn Xuân Đức - tác giả "Người không mang họ" qua đời ở tuổi 74 ảnh 3 Sau gần 40 năm ra mắt, tiểu thuyết "Người không mang họ" của nhà văn Xuân Đức tiếp tục đến với độc giả
Vào tháng 5 năm ngoái, tiểu thuyết Người không mang họ của nhà văn Xuân Đức được Công ty sách Tri Thức Trẻ và NXB Thanh Niên tái bản trong một diện mạo mới. Tác phẩm được ra đời năm 1983 với nhân vật chính là tướng cướp Trương Sỏi (còn có các tên khác là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm). Khi mới xuất bản lần đầu năm 1983, tiểu thuyết đã gây một cơn sốt với con số xuất bản kỷ lục là 3 vạn bản rồi mười vạn bản.
Tiểu thuyết này cũng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Long Vân chỉ đạo với nam diễn viên Lý Hùng thủ vai tướng cướp Trương Sỏi. Tác phẩm miêu tả cuộc đời của nhân vật chính là một tướng cướp tên gọi Trương Sỏi. Tiêu đề Người không mang họ là để chỉ xuất thân phức tạp của nhân vật chính: không rõ thực chất cha mẹ là ai, gốc gác họ hàng phức tạp…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhà thiết kế trẻ và tình yêu với áo dài

Nhà thiết kế trẻ và tình yêu với áo dài

Dưới góc nhìn mới mẻ, đầy sáng tạo, nhiều nhà thiết kế trẻ 9X, gen Z đã mang những câu chuyện mang đậm tính lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam lên áo dài và tự hào giới thiệu với công chúng, quảng bá ra thế giới. Nỗ lực của họ xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với chiếc áo quê hương.

AI - cơ hội lớn cho thị trường sách nói

AI - cơ hội lớn cho thị trường sách nói

Với sự cải tiến và thay đổi liên tục của xã hội, thói quen đọc sách dường như trở thành điều xa xỉ khi thời gian của mỗi người đều được cân đong, đo đếm từng phút. Tuy vậy, nhờ sự phát triển về công nghệ lẫn chất lượng, hình thức sách nói dần được nhiều người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

TPHCM tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025

Sáng 7-4 (nhằm mùng 10 tháng 3 năm Ất Tỵ), tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Công viên lịch sử - văn hóa - dân tộc (TP Thủ Đức, TPHCM), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM trang trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025.

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Phim "Địa đạo" tạo nên cơn sốt phòng vé

Không nằm ngoài dự đoán, với nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn lẫn khán giả, "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đang hoàn toàn áp đảo phòng vé với thành tích ấn tượng.

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Xây dựng nền tảng pháp lý để hỗ trợ văn học phát triển

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông đã nhấn mạnh: Văn học là trụ cột của đời sống tinh thần, góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc và phản ánh giá trị xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để thúc đẩy văn học Việt Nam phát triển bền vững là nhiệm vụ chiến lược, cấp thiết.

“Bảo hiểm” cho di sản

“Bảo hiểm” cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ "chưng cất" tinh thần xứ Quảng

Nước mắm Nhân Thọ (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) nổi tiếng không chỉ ngon mà còn ở cách làm. Ủ chượp đến hơn 2 năm mới đưa ra thị trường, nước mắm nơi đây rất ngon và cũng rất hiếm. 

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ứng dụng AI để phát triển thành phố tương lai

Ngày 6-4, tại Công viên 23-9 (quận 1, TPHCM), trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch TPHCM năm 2025, Saigon Books phối hợp cùng Sở Du lịch TPHCM tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Sống và làm việc cùng AI: Hội nhập để phát triển thành phố tương lai”.

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng. Ảnh: NGỌC LAM

Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng

Ngày 6-4 (tức mùng 9-3 năm Ất Tỵ), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.

Trên đỉnh đổi thay

Trên đỉnh đổi thay

Triển lãm ảnh Trên đỉnh đổi thay của nhiếp ảnh gia Bạch Nam Hải (Danny Bach) do Không gian nghệ thuật Hoa Ta Gallery tổ chức tại Vin Gallery (số 35/8 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 6, quận Bình Thạnh, TPHCM), diễn ra từ nay đến ngày 28-4.