Nhã nhạc - Tài sản vô giá của nhân loại

Gần 100 bản lễ nhạc và vũ khúc cung đình của Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam, được phục dựng và đưa vào trình diễn kể từ khi loại hình âm nhạc này được UNESCO vinh danh không chỉ là món quà tinh thần vô giá để Nhà nước nghênh tiếp các đoàn quốc khách, giao lưu tinh hoa văn hóa khắp nơi, mà còn giúp du khách bốn phương thưởng thức và am hiểu hơn về vẻ đẹp “kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” trong lòng Di sản vật thể kiến trúc cung đình Huế.
Biểu diễn Nhã nhạc tại Festival Huế
Biểu diễn Nhã nhạc tại Festival Huế
Chiêu đãi quốc khách bằng Nhã nhạc

Chúng tôi đến di tích Duyệt Thị Đường - một không gian diễn xướng được xếp vào loại cổ nhất Việt Nam mà triều Nguyễn xây dựng trong Tử cấm thành cách đây gần 200 năm, để xem chương trình Nhã nhạc do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế biểu diễn. Ngoài một số tiết mục chính: Đại nhạc, múa “Lân mẫu xuất lân nhi”, múa “Lục cúng hoa đăng”, buổi biểu diễn còn có thêm nhiều trích đoạn tuồng cổ được dàn dựng công phu như: Hữu biến vô hình, Châu Sáng qua sông, Mạnh Lương bắt ngựa…

Ông Jean Pierre Lartigue (quốc tịch Pháp) đã trầm trồ, chia sẻ với người bạn đi cùng rằng, không chỉ có lăng tẩm, đền đài hay những món ăn đầy lôi cuốn, mà cố đô Huế còn có Nhã nhạc làm đắm say lòng người bởi giai điệu ngọt ngào.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết, cùng với việc biểu diễn phục vụ khách du lịch hàng ngày, di tích Duyệt Thị Đường còn được Nhà nước chọn làm nơi nghênh tiếp nhiều đoàn quốc khách đến tham quan và thưởng thức Nhã nhạc. Gần đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 3-2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đến Duyệt Thị Đường thưởng thức Nhã nhạc.

“Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến cố đô Huế, nhất là Nhã nhạc trước lúc tới thăm. Nguyên cớ, Nhã nhạc cung đình Việt Nam đã có sự giao lưu ảnh hưởng đến Nhã nhạc cung đình Nhật Bản (Gagaku). Từ thế kỷ thứ 8, một nhà sư ở vùng miền Trung Việt Nam đã mang Nhã nhạc qua truyền bá tại Nhật Bản. Đặc biệt vào năm 2007, tháp tùng theo đoàn của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Nhật Bản, các nhạc công Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế đã từng vào Hoàng cung Kyoto biểu diễn Nhã nhạc cung đình Việt Nam cho Nhật hoàng Akihito thưởng thức. Song vì lý do sức khỏe của Nhật hoàng và Hoàng hậu nên chúng tôi phải giản lược các bản. Thế nhưng, khi chương trình biểu diễn kết thúc, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko thay vì từ biệt đã nán lại hỏi han thân mật các nghệ sĩ hơn 5 phút, trong khi thời lượng chương trình phải bố trí chính xác đến từng giây...”, Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho biết thêm.

Nhã nhạc - Tài sản vô giá của nhân loại ảnh 1 Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko tiến vào Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) thưởng thức Nhã nhạc trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2017
Lưu giữ cho muôn đời sau

Là loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ, Nhã nhạc nhằm tạo sự trang trọng cho các cuộc tế, lễ cung đình như tế giao, tế miếu, lễ đại triều, thường triều... Đó còn là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam, được cô đọng lại dưới triều Nguyễn (1802-1945).

Nhưng đã có một thời gian dài, không chỉ giới nghiên cứu mà ngay cả người dân bình thường cũng phải thốt lên rằng: “Sự gặm nhấm của thời gian có thể khiến cho cả cung đình Huế sụp đổ”. Trong đó, Nhã nhạc cung đình mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần; các tài liệu lịch sử về Nhã nhạc không còn nhiều, lại phân bố ở nhiều nơi, không có một cơ sở lưu trữ bài bản và hệ thống, các nghệ nhân, người hiểu biết về kỹ thuật diễn xướng cũng như kiến thức về Nhã nhạc còn quá ít...

Tiến sĩ Phan Thanh Hải cho biết, ngày 7-11-2003, Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Năm 2008, Nhã nhạc lại được UNESCO đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Song để “cứu” di sản Nhã nhạc, ngoài sự hỗ trợ của các bộ ngành trung ương, chính quyền địa phương và bạn bè quốc tế, còn phải kể đến sự nỗ lực không mệt mỏi từ phía các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật cung đình Huế trong việc sưu tầm, nghiên cứu và phục hồi được gần 100 bài, cả lễ nhạc lẫn vũ khúc cung đình của Nhã nhạc; tổ chức các lớp truyền dạy nhạc công, diễn viên ca múa cung đình; lưu diễn và giới thiệu Nhã nhạc tại nhiều quốc gia trên thế giới…

Giờ đây, Nhã nhạc không chỉ là vốn quý của dân tộc, mà còn là tài sản vô giá của nhân loại. Song việc bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể không phải chỉ dựa vào trí tuệ một cá nhân, một tập thể, cũng không phải là công việc một sớm một chiều, mà phải có sự nỗ lực của các nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà quản lý và của tất cả mọi người. Một trong những vấn đề then chốt là phải tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan. Qua đó, cần tư liệu hóa các tác phẩm âm nhạc để dàn dựng các chương trình bảo tồn, đồng thời nhân bản tư liệu về Nhã nhạc để lưu giữ, nhất là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Huế.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhạc Việt cuối năm: Sôi động và rực rỡ

Nhạc Việt cuối năm: Sôi động và rực rỡ

Bữa tiệc âm nhạc những tháng cuối năm 2023 đang được “bày biện” liên tục với hàng loạt dự án, sản phẩm. Gần như tuần nào cũng có 5-7 sản phẩm, dự án ra mắt. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, khép lại một năm khá trọn vẹn đối với âm nhạc trong nước.

Nhạc sĩ của “Mong ước kỷ niệm xưa” qua đời

Nhạc sĩ của “Mong ước kỷ niệm xưa” qua đời

Nhạc sĩ Xuân Phương, tác giả ca khúc nổi tiếng Mong ước kỷ niệm xưa đã qua đời sáng 29-11 sau thời gian dài chống chọi với bạo bệnh. Anh ra đi ở tuổi 50 khiến nhiều người vô cùng thương tiếc.
Đội nghệ thuật Nhà Thiếu nhi TP biểu diễn bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng". Ảnh: THÚY BÌNH

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Không gian Bác Hồ với thiếu nhi”

Sáng 25-11, Nhà Thiếu nhi TPHCM phối hợp với với Hội đồng Đội TPHCM tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Không gian Bác Hồ với thiếu nhi. Chương trình nhằm chào mừng 83 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 - 23-11-2023) và chúc mừng Nhà Thiếu nhi TPHCM được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Nhạc sĩ Giao Tiên bất ngờ trở lại sân khấu trong đêm nhạc gây quỹ "Tìm nhau trao yêu thương"

Nhạc sĩ Giao Tiên bất ngờ trở lại sân khấu trong đêm nhạc gây quỹ "Tìm nhau trao yêu thương"

Ban tổ chức đêm nhạc thiện nguyện gây quỹ Tìm nhau trao yêu thương vừa công bố thông tin chương trình. 5 nhạc sĩ “gạo cội” của làng nhạc Việt là Giao Tiên, Đài Phương Trang, Nguyễn Vũ, Bảo Thu, Mạnh Quỳnh sẽ cùng đồng hành mang đến chương trình nghệ thuật đặc biệt, ý nghĩa. Trong đó, sự trở lại của nhạc sĩ Giao Tiên gây bất ngờ vì đã lâu ông ít tham gia các chương trình nghệ thuật.
Ca sĩ Vũ Thắng Lợi - Miệt mài lan tỏa tình yêu với dòng nhạc cách mạng

Ca sĩ Vũ Thắng Lợi - Miệt mài lan tỏa tình yêu với dòng nhạc cách mạng

Nhân kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 22-12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Thiếu tá, ca sĩ Vũ Thắng Lợi tổ chức liveshow mang tựa đề Quê hương với mong muốn tiếp tục gìn giữ, lan tỏa tình yêu đối với dòng nhạc cách mạng và quê hương đến thế hệ trẻ.
Khán giả “giận tím người” vì trải nghiệm chưa tương xứng, ban tổ chức show Weslife nói gì?

Khán giả “giận tím người” vì trải nghiệm chưa tương xứng, ban tổ chức show Weslife nói gì?

Sau 12 năm từ show diễn tại Hà Nội, Westlife đã trở lại Việt Nam và có đêm diễn đầu tiên vào tối 21-11 tại TPHCM, cũng như sẽ “cháy” hết mình với khán giả tối 22-11. Điều đáng tiếc, khâu tổ chức đêm diễn 21-11 bị không ít khán giả phàn nàn, bức xúc. Trước phản ứng của khán giả, ban tổ chức show diễn lên tiếng giải thích.
Thu Phương chiến thắng Hồng Nhung, giành quyền ưu tiên công diễn 1 tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023

Thu Phương chiến thắng Hồng Nhung, giành quyền ưu tiên công diễn 1 tại Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023

Trong tập 4 Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023, lần đầu các nữ nghệ sĩ cởi mở, trải lòng kể những câu chuyện chưa bao giờ kể. Cũng trong tập 4, các chị đẹp tạo ra nhiều bất ngờ khi đối diện với thử thách tập luyện để giành quyền ưu tiên cho công diễn 1. Thu Phương chiến thắng Hồng Nhung giành quyền ưu tiên.
Liveshow đặc biệt của thầy trò Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia

Liveshow đặc biệt của thầy trò Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia

Tối 17-11, trong không gian ấm cúng, sang trọng của Phòng hòa nhạc lớn - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Mùa thu vàng đã quy tụ những giọng hát đỉnh cao, những bản nhạc kinh điển cùng những bản tình ca lãng mạn về mùa thu, mùa yêu đến từ các thế hệ thầy cô giáo Khoa Thanh nhạc đã đem tới cho khán giả nhiều dư âm cảm xúc đặc biệt.
Quang cảnh hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023

Cẩn trọng khi thỏa thuận bản quyền âm nhạc

Hoạt động chuyển giao quyền (độc quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền (bán đứt tác phẩm) luôn là vấn đề nóng được nhiều nghệ sĩ, tác giả quan tâm. Đặc biệt, giữa vòng xoáy phát triển của internet, các nền tảng số, mạng xã hội, việc vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam đang trở nên ngày càng phức tạp.
Từ HDBank Priority đến sự trở lại của huyền thoại saxophone Kenny G ở Việt Nam

Từ HDBank Priority đến sự trở lại của huyền thoại saxophone Kenny G ở Việt Nam

Chưa bao giờ Việt Nam được xem là “điểm hẹn đáng giá” với các ca sĩ, nhạc sĩ quốc tế như bây giờ. Trong trào lưu “nghệ sĩ quốc tế đổ bộ Việt Nam”, sự xuất hiện của huyền thoại Kenny G với chương trình mở màn dự án "Good Morning Vietnam'' đang tạo nên sức hút cháy bỏng, hứa hẹn về một đêm thưởng lãm nghệ thuật đỉnh cao mà “Kenny G Live in Vietnam" mang lại.
Kenny G đã trình diễn một đoạn trong tác phẩm nổi tiếng Forever in love bằng cây kèn Soprano 60 năm tuổi

Kenny G hứa hẹn về một đêm nhạc đầy những bất ngờ

Chiều 13-11, Báo Nhân Dân cùng IB Group Việt Nam tổ chức buổi gặp gỡ giữa báo chí với nghệ sĩ Kenny G trước thềm sự kiện Kenny G Live In Vietnam được tổ chức vào tối ngày 14-11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.