Không gian âm nhạc “đúng chất”
Nhà hát có 350 ghế này được cải tạo từ hội trường của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM với trang bị mới hoàn toàn từ hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn hình led, nhạc cụ và không gian thưởng thức từ bên trong đến bên ngoài, có thể thu hình trực tiếp và biên tập hậu kỳ ngay tại phòng thu. Khu vực tiền sảnh còn là không gian trưng bày triển lãm ấm cúng, sang trọng…
Nhà hát VOH đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân TP, mà còn tạo sự hứng khởi cho giới nghệ sĩ luôn mong muốn được đứng trên sân khấu mang tính nghệ thuật thật sự. Ông Nguyễn Trọng Trí, Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, cho biết: “Nhà hát VOH hướng tới việc thể hiện tôn chỉ, hoạt động biểu diễn âm nhạc, sân khấu, đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương với phong cách chuyên nghiệp. Việc định hướng hình thành nhà hát này đã được đặt ra từ nhiều năm qua với mong muốn tạo dựng một không gian âm nhạc chuẩn mực, quy tụ nhiều nghệ sĩ đến biểu diễn, kết nối ánh đèn nghệ thuật của nhà hát với làn sóng VOH nhằm lan tỏa rộng khắp những giá trị nghệ thuật mang tính định hướng thẩm mỹ âm nhạc trong công chúng. Nhà hát VOH ra đời cũng nhằm mục đích chuẩn hóa, nâng cao hơn nữa hình thức và nội dung tổ chức các buổi biểu diễn cải lương, đờn ca tài tử sao cho hấp dẫn hơn, thu hút công chúng mộ điệu âm nhạc, cải lương hơn”.
Theo chia sẻ của nhạc sĩ Đức Thịnh, Giám đốc Music One, Nhà hát VOH hướng đến những hoạt động với phong cách chuyên nghiệp, không gian nghệ thuật đương đại, là môi trường âm nhạc “đúng chất” để các nghệ sĩ có cơ hội biểu diễn âm nhạc thực thụ, khán giả được thưởng thức các chương trình nghệ thuật nghiêm túc và hấp dẫn.
Khán giả không chỉ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật nghiêm túc mà còn có dịp thưởng ngoạn và trải nghiệm cảm giác thú vị với không gian nghệ thuật tại chính sảnh đường nhà hát. Đây là phong cách tổ chức không lạ so với thế giới nhưng khá mới mẻ và khác biệt tại Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Thịnh cho rằng, Nhà hát VOH là một giấc mơ bay bổng, với mong muốn mang nghệ thuật hàn lâm đến với công chúng bằng những hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, đầy sáng tạo, tôn trọng sân khấu là chốn thiêng liêng của nghệ sĩ cũng như nâng niu, trân trọng từng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của công chúng.
Đầu tư nghiêm túc cho nghệ thuật
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Đức Thịnh rất nhiều lần nhắc đến từ “giấc mơ” trong phần chia sẻ nhân dịp ra mắt nhà hát. Có thể nói, việc mơ ước có những nhà hát nghệ thuật đúng nghĩa luôn là khát khao cháy bỏng của những người làm nghề.
Có một thực tế là hiện TPHCM chiếm hơn 80% hoạt động nghệ thuật biểu diễn của cả nước, nhưng cơ sở vật chất của các đơn vị nghệ thuật gần như chưa xứng tầm. Vì thế, các đơn vị khó thực hiện những chương trình lớn để phục vụ công chúng và nâng cao tay nghề cho nghệ sĩ, đồng thời lại tốn nhiều chi phí cho đầu tư thiết kế, thuê địa điểm. Ngay như Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM, gần 20 năm qua vẫn loay hoay đi tìm điểm diễn mỗi khi muốn thực hiện một chương trình nào đó, vì chưa có nhà hát riêng.
Chưa kể, TPHCM thiếu cả những nhà hát, sân khấu chuyên dụng cho từng loại hình biểu diễn. Ngoài Nhà hát Hòa Bình (sức chứa hơn 2.000 ghế), Nhà hát Bến Thành (hơn 1.000 ghế), Nhà hát TPHCM (500 ghế), những đơn vị tổ chức biểu diễn dành cho lượng khán giả lớn hơn buộc phải thuê các nhà thi đấu hoặc sân vận động để thực hiện. Trong khi đó, với những chương trình quy mô nhỏ nhưng cần có không gian sang trọng phù hợp thì không phải lúc nào cũng thuê được Nhà hát TPHCM, vì nơi đây lịch diễn luôn dày đặc.
Chính vì vậy, việc có thêm một không gian biểu diễn được đầu tư chuyên nghiệp và nghiêm túc như Nhà hát VOH là một điều đáng mừng cho cả nhu cầu biểu diễn lẫn nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Nhà hát có 350 ghế này được cải tạo từ hội trường của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM với trang bị mới hoàn toàn từ hệ thống âm thanh, ánh sáng, màn hình led, nhạc cụ và không gian thưởng thức từ bên trong đến bên ngoài, có thể thu hình trực tiếp và biên tập hậu kỳ ngay tại phòng thu. Khu vực tiền sảnh còn là không gian trưng bày triển lãm ấm cúng, sang trọng…
Nhà hát VOH đi vào hoạt động không chỉ đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân TP, mà còn tạo sự hứng khởi cho giới nghệ sĩ luôn mong muốn được đứng trên sân khấu mang tính nghệ thuật thật sự. Ông Nguyễn Trọng Trí, Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM, cho biết: “Nhà hát VOH hướng tới việc thể hiện tôn chỉ, hoạt động biểu diễn âm nhạc, sân khấu, đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương với phong cách chuyên nghiệp. Việc định hướng hình thành nhà hát này đã được đặt ra từ nhiều năm qua với mong muốn tạo dựng một không gian âm nhạc chuẩn mực, quy tụ nhiều nghệ sĩ đến biểu diễn, kết nối ánh đèn nghệ thuật của nhà hát với làn sóng VOH nhằm lan tỏa rộng khắp những giá trị nghệ thuật mang tính định hướng thẩm mỹ âm nhạc trong công chúng. Nhà hát VOH ra đời cũng nhằm mục đích chuẩn hóa, nâng cao hơn nữa hình thức và nội dung tổ chức các buổi biểu diễn cải lương, đờn ca tài tử sao cho hấp dẫn hơn, thu hút công chúng mộ điệu âm nhạc, cải lương hơn”.
Theo chia sẻ của nhạc sĩ Đức Thịnh, Giám đốc Music One, Nhà hát VOH hướng đến những hoạt động với phong cách chuyên nghiệp, không gian nghệ thuật đương đại, là môi trường âm nhạc “đúng chất” để các nghệ sĩ có cơ hội biểu diễn âm nhạc thực thụ, khán giả được thưởng thức các chương trình nghệ thuật nghiêm túc và hấp dẫn.
Khán giả không chỉ được thưởng thức các chương trình nghệ thuật nghiêm túc mà còn có dịp thưởng ngoạn và trải nghiệm cảm giác thú vị với không gian nghệ thuật tại chính sảnh đường nhà hát. Đây là phong cách tổ chức không lạ so với thế giới nhưng khá mới mẻ và khác biệt tại Việt Nam. Nhạc sĩ Đức Thịnh cho rằng, Nhà hát VOH là một giấc mơ bay bổng, với mong muốn mang nghệ thuật hàn lâm đến với công chúng bằng những hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, đầy sáng tạo, tôn trọng sân khấu là chốn thiêng liêng của nghệ sĩ cũng như nâng niu, trân trọng từng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của công chúng.
Đầu tư nghiêm túc cho nghệ thuật
Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Đức Thịnh rất nhiều lần nhắc đến từ “giấc mơ” trong phần chia sẻ nhân dịp ra mắt nhà hát. Có thể nói, việc mơ ước có những nhà hát nghệ thuật đúng nghĩa luôn là khát khao cháy bỏng của những người làm nghề.
Có một thực tế là hiện TPHCM chiếm hơn 80% hoạt động nghệ thuật biểu diễn của cả nước, nhưng cơ sở vật chất của các đơn vị nghệ thuật gần như chưa xứng tầm. Vì thế, các đơn vị khó thực hiện những chương trình lớn để phục vụ công chúng và nâng cao tay nghề cho nghệ sĩ, đồng thời lại tốn nhiều chi phí cho đầu tư thiết kế, thuê địa điểm. Ngay như Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TPHCM, gần 20 năm qua vẫn loay hoay đi tìm điểm diễn mỗi khi muốn thực hiện một chương trình nào đó, vì chưa có nhà hát riêng.
Chưa kể, TPHCM thiếu cả những nhà hát, sân khấu chuyên dụng cho từng loại hình biểu diễn. Ngoài Nhà hát Hòa Bình (sức chứa hơn 2.000 ghế), Nhà hát Bến Thành (hơn 1.000 ghế), Nhà hát TPHCM (500 ghế), những đơn vị tổ chức biểu diễn dành cho lượng khán giả lớn hơn buộc phải thuê các nhà thi đấu hoặc sân vận động để thực hiện. Trong khi đó, với những chương trình quy mô nhỏ nhưng cần có không gian sang trọng phù hợp thì không phải lúc nào cũng thuê được Nhà hát TPHCM, vì nơi đây lịch diễn luôn dày đặc.
Chính vì vậy, việc có thêm một không gian biểu diễn được đầu tư chuyên nghiệp và nghiêm túc như Nhà hát VOH là một điều đáng mừng cho cả nhu cầu biểu diễn lẫn nhu cầu thưởng thức của công chúng.
Chương trình khai trương Nhà hát VOH dự kiến diễn ra tối 15-7. Đến nay, 10 chương trình về chủ đề nhạc Trịnh Công Sơn đã được doanh nghiệp đặt hàng để đưa vào hoạt động tại nhà hát.