Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng gửi đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo đơn kháng cáo, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cho rằng việc Tòa án nhân dân TPHCM tuyên “Trách nhiệm bồi thường hậu quả dân sự 200 tỷ đồng đã được giải quyết tại bản án phúc thẩm của TAND Tối cao trong giai đoạn 1 xét xử vụ án Huyền Như. Bản án đã có hiệu lực nên không thuộc phạm vi giải quyết của vụ án này” là không có cơ sở. Bởi lẽ toàn bộ số tiền này đã được ghi có vào tài khoản của các nhân viên Navibank mở tại Vietinbank, và đã được Vietinbank hạch toán trên hệ thống sổ sách.
Theo đơn kháng cáo, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cho rằng việc Tòa án nhân dân TPHCM tuyên “Trách nhiệm bồi thường hậu quả dân sự 200 tỷ đồng đã được giải quyết tại bản án phúc thẩm của TAND Tối cao trong giai đoạn 1 xét xử vụ án Huyền Như. Bản án đã có hiệu lực nên không thuộc phạm vi giải quyết của vụ án này” là không có cơ sở. Bởi lẽ toàn bộ số tiền này đã được ghi có vào tài khoản của các nhân viên Navibank mở tại Vietinbank, và đã được Vietinbank hạch toán trên hệ thống sổ sách.
Hành vi chiếm đoạt của bị án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ - Ngân hàng VietinBank chi nhánh TPHCM) xảy ra sau khi 200 tỷ đồng tiền gửi đã vào tài khoản. Những hành vi, kể cả những thiếu sót, sai phạm của các cán bộ, nhân viên Navibank (nếu có) cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, mất mát liên quan số tiền 200 tỷ đồng tiền gửi gốc tại VietinBank.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng cho rằng việc tòa án tuyên buộc Navibank phải nộp lại số tiền lãi ngoài hợp đồng (24,3 tỷ đồng) mà Navibank được hưởng từ các hợp đồng tiền gửi tại VietinBank để sung công quỹ Nhà nước là vi phạm quy định về giới hạn việc xét xử.