Nguyên nhân người chết não hiến tạng không tăng trong 10 năm qua

Cả nước hiện mới có 6/26 bệnh viện ghép tạng thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô tạng. Do đó, bên cạnh các bệnh viện thành lập tổ tư vấn để có người vận động tư vấn cho gia đình có người bệnh tiên lượng chết não hiến tạng, cần tính toán có lộ trình phát triển để mở rộng mạng lưới hiến tạng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Ca lấy mô tạng từ người chết não hiến tạng lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh
Ca lấy mô tạng từ người chết não hiến tạng lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh

Chiều 8-4, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia đã thông tin cho báo chí về công tác điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh.

Theo ông Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện tại, cả nước mới có 6/26 bệnh viện ghép tạng đã thực hiện chẩn đoán chết não về hiến tặng mô tạng. Điều này là một trong những lý do khiến tỷ lệ chết não hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng trong hơn 10 năm qua.

Vì vậy, triển khai chẩn đoán và hồi sức chết não tại các bệnh viện chưa ghép tạng theo mô hình các nước phát triển là định hướng của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia.

Ông Đồng Văn Hệ cho hay, việc cuối tháng 3 vừa qua, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện tỉnh chưa ghép tạng nhưng lần đầu tiên thực hiện chẩn đoán chết não để thực hiện lấy mô, tạng từ bệnh nhân chết não hiến tạng là cột mốc quan trọng trong xây dựng nòng cốt, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng trong toàn quốc mà thời gian qua trung tâm đã nỗ lực xây dựng.

Thực tế, sau 1 năm thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, trung tâm đã hỗ trợ 4 bệnh viện triển khai thành công chẩn đoán chết não, hồi sức và hiến mô tạng. Đến nay đã vận động được gia đình 33 trường hợp chết não hiến mô, tạng. Trong khi đó, 450 bệnh viện cùng quy mô trong năm qua chỉ vận động được 2 trường hợp đồng ý hiến mô, tạng. Do đó, việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não.

z5310684963800_d409aec38a9f9cc0431179268784c3ff.jpg
Cần nâng cao năng lực chẩn đoán, hồi sức với bệnh nhân chết não hiến tạng

Theo Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, mô hình xây dựng mạng lưới bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng rất phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần phải nhân rộng mô hình này. Do đó, bên cạnh việc các bệnh viện thành lập tổ tư vấn để có người vận động tư vấn cho gia đình có người bệnh tiên lượng chết não hiến tạng, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cần tính toán có lộ trình phát triển phù hợp để mở rộng mạng lưới.

Trong khi đó, ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho rằng, để tăng được số lượng người chết não hiến tạng, một bệnh viện không làm được mà phải có mạng lưới phổ rộng trên toàn quốc từ tuyến cơ sở lên tuyến trên. Mỗi bệnh viện phải bắt đầu việc này bằng tập huấn, truyền thông để mỗi cán bộ y tế đều là tình nguyện viên vận động hiến mô tạng.

Tin cùng chuyên mục