Từ Trường Sơn, đến Trường Sa
Mùa hè năm 1968, tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Hồng Vinh được phân công về Báo Nhân Dân, theo dõi mảng thanh - thiếu niên ở Ban Văn hóa. Chỉ sau gần 1 năm công tác, anh được giao phụ trách chuyên mục “Nói chuyện với các bạn trẻ” trên trang Văn hóa của số báo phát hành vào thứ bảy hàng tuần. Ngót vài trăm bài viết của Hồng Vinh ký tên Bạn Trẻ, biểu dương những tấm gương lao động, học tập, công tác, chiến đấu... trong phong trào “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” của nam, nữ thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ; có sức lay động tình cảm thế hệ trẻ. Thông qua đó, tác giả luận bàn những bài học về lý tưởng sống, về tình yêu Tổ quốc gắn với tình yêu đôi lứa, về cách hóa giải các mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của tuổi trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước...
Nửa thế kỷ gắn bó với nghề báo, trưởng thành từ phóng viên đến nhà quản lý, Nguyễn Hồng Vinh đã được đến nhiều nơi trong nước và trên thế giới, nhưng có 2 chuyến đi đến 2 địa điểm ấn tượng nhất đối với anh. Đó là đầu năm 1971, chàng phóng viên 27 tuổi Nguyễn Hồng Vinh được lãnh đạo Báo Nhân Dân cử vào Trường Sơn làm phóng viên quân sự. Vào chiến trường, nhờ sự giới thiệu bằng thư tay và điện thoại của Phó Tổng biên tập Thép Mới, nên Hồng Vinh được Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy Đặng Tính, Đoàn 559 “ưu ái” đặc biệt, nhiều lần được đi theo các ông đến những trọng điểm ác liệt nhất trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Trong hồ sơ “gia bảo” của nhà báo Hồng Vinh hiện nay vẫn còn lưu giữ bản ghi nội dung câu chuyện giữa Đại tá Đặng Tính, Chính ủy Đoàn 559 với Trung tướng Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lúc 12 giờ đêm ngày 10-2-1971 về việc “Hồng Vinh vội bám theo xe vào Trường Sơn, không kịp mang theo giấy giới thiệu của Tổng cục Chính trị”. Ngày 11-2-1971, một đại tá của tổng cục lúc đó đến thông báo ý kiến của Trung tướng Song Hào với lãnh đạo Báo Nhân Dân để hoàn tất thủ tục cho Hồng Vinh chính thức làm nhiệm vụ “phóng viên quân sự” - đã là một kỷ niệm khó quên trong đời làm báo có lúc “gập ghềnh” của ông.
Trung tuần tháng 7-1992, Nguyễn Hồng Vinh được lãnh đạo Báo Nhân Dân giao nhiệm vụ “hành quân thần tốc” ra Trường Sa phản ánh cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX. Chỉ còn 2 ngày nữa là quân và dân Trường Sa khai mạc bầu cử. Đúng là phải “hành quân thần tốc” bằng máy bay, ô tô và cuối cùng là “quăng quật” trên con tàu sức chở chỉ 500 tấn, nhằm hướng Trường Sa. Tuy phải trải qua gần 2 ngày đêm say sóng mệt nhừ, nhưng tàu vừa cập đảo, Hồng Vinh cùng 2 đồng nghiệp của báo đã lao vào tác nghiệp, thực hiện các nội dung được ban biên tập chỉ đạo. Chiều hôm ấy, anh tiếp tục chạy tìm liên hệ với Trạm khí tượng Trường Sa để nhờ đài liên lạc chuyển bài về đất liền, kịp sáng hôm sau Báo Nhân Dân ngày 20-7-1992 có bài tường thuật tại chỗ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX của quân và dân huyện đảo Trường Sa. Hơn một phần tư thế kỷ sau, nhắc lại chuyến công tác này, Hồng Vinh vẫn vẹn nguyên cảm xúc: “Tôi có vinh dự nhiều lần tham gia bầu cử ở Hà Nội và một số địa phương trong thời gian đi công tác, nhưng chưa lần nào tôi xúc động, tự hào như lần đó. Tấm thẻ cử tri ở Trường Sa đã trở thành vật kỷ niệm vô giá trong cuộc đời làm báo của tôi”. Hiện nay, tấm thẻ này đã được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
20 năm “giữ lửa”
Sau 4 năm tu nghiệp và bảo vệ thành công luận án báo chí tại Viện Hàn lâm KHXH trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1982-1986), Nguyễn Hồng Vinh trở về tiếp tục công tác tại Báo Nhân Dân. Năm 1996, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, anh được bầu vào BCH Trung ương và được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân. Trên cương vị mới, anh đã cùng tập thể đưa tờ nhật báo của Đảng từ 4 trang lên 8 trang; xuất bản thêm các ấn phẩm Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, Nhân Dân điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh); lần đầu tiên mở 3 cơ quan thường trú của Báo Nhân Dân tại Bắc Kinh, Paris và Bangkok. Đây cũng là thời kỳ anh đảm đương chức vụ Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam với những dấu ấn đậm nét. Và điều đáng nói là, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà quản lý, Hồng Vinh vẫn thể hiện năng lực sắc sảo của một cây bút làm báo chuyên nghiệp.
Trong nghề báo, viết ngắn mà hay là rất khó, mất rất nhiều thời gian và công sức, trí tuệ. Đặc biệt với thể loại chính luận, viết ngắn càng cần thiết và càng khó; bởi phải viết sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu mà vẫn đủ ý, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Trước đây đã vậy và ngày nay trong thời đại bùng nổ thông tin, tràn ngập các phương tiện nghe nhìn thì càng phải như vậy! Hai tập sách Giữ lửa của Nguyễn Hồng Vinh (NXB Văn học, tập 1-2014; tập 2-2017) tập hợp gần 200 bài viết Vấn đề tháng này của anh trong 21 năm qua trên nguyệt san Nhân Dân hàng tháng - là những minh chứng thuyết phục.
Năm 1997, Tổng Biên tập Nguyễn Hồng Vinh chủ trương xuất bản ấn phẩm Nhân Dân hàng tháng và trực tiếp phụ trách chuyên mục Vấn đề tháng này được xếp cố định ở trang đầu tiên của mỗi số báo. Đây là chuyên mục “đinh”, được coi như những bài xã luận thường kỳ, định hướng chủ đề của từng số báo. Mỗi bài viết về Vấn đề tháng này chỉ trên dưới 500 chữ, nhưng bàn sâu và rộng về một vấn đề trọng tâm trong từng thời điểm. Đều đặn tháng nào Tổng Biên tập Nguyễn Hồng Vinh cũng có một bài như thế!
Sau khi được Đảng phân công nhiệm vụ mới, rời trụ sở Báo Nhân Dân để đảm nhiệm trọng trách Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi sau đó là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, anh vẫn được đồng nghiệp tin cậy “giao” phụ trách chuyên mục Vấn đề tháng này cho đến hôm nay. Với sở trường của một cây bút chính luận lão luyện và tư duy của một cán bộ lãnh đạo báo chí - văn học nghệ thuật lâu năm, anh đã vạch chủ đề cho từng số nguyệt san của Báo Nhân Dân bằng những bài viết ngắn ngọn, sắc sảo, luận bàn một vấn đề thời sự - chính trị nổi bật trong tháng bằng giọng văn tùy bút - chính luận đầy sức hấp dẫn và thuyết phục.
Làm thơ để trẻ mãi cùng báo
Nửa thế kỷ làm báo và làm nhà quản lý báo chí - văn học nghệ thuật, lĩnh vực nào Nguyễn Hồng Vinh cũng thể hiện năng lực nổi bật và nhiệt tình, trách nhiệm cao. Những năm gần đây, anh lại khiến đồng nghiệp và công chúng bất ngờ khi phát hiện thêm một Nguyễn Hồng Vinh thi sĩ! Liên tiếp từ năm 2010 đến nay, anh đã xuất bản 6 tập thơ với chủ đề chính là tình yêu quê hương, đất nước, con người và những nỗi niềm nhân sinh, thế sự. Thơ anh đã được đăng khá nhiều trên các ấn phẩm văn nghệ trung ương và các địa phương, đã được nhiều cây bút uy tín trong giới phê bình đánh giá cao.
Bao trùm trong thơ Nguyễn Hồng Vinh là thái độ tri ân của tác giả đối với cuộc đời, với quê hương, đồng bào, đồng chí, gia đình và những người thân yêu… Cuộc đời có vui, có buồn, có thành công, có thất bại… nhưng những gì tác giả nhận được từ cuộc đời này, theo anh là rất lớn, rất quý và đó là những “món nợ tinh thần” khó có thể đền đáp được. Từ: Nguồn sữa ngọt từ câu ru của mẹ/Những dặn dò sâu lắng lời cha… Đến những ngày sinh viên sơ tán: Bà con đùm bọc một thời/Củ sắn, nắm rau san nửa… Rồi: Bạn cùng lớp chung tấm chăn, trang sách… Và: Trong tầm bom tọa độ bạn chở che… Tất cả đều được anh khắc ghi, cảm tạ để tự mình sống tốt hơn, có ích hơn cho đời, coi đó là sự báo đáp tri ân: Ơi những tên người, tên đất/Là phần máu thịt đời ta!
Nguyễn Hồng Vinh thường nói rằng, với thơ, anh chỉ là người mới “tập viết”. Đó chỉ là cách nói khiêm nhường của một người lịch duyệt. Nhưng khi anh nói rằng mình làm thơ là để giữ cho tâm hồn trẻ mãi với nghề báo, thì đó là những tâm sự hết sức chân thành của một cây bút tròn 50 tuổi nghề, nhưng vẫn còn tràn đầy nhiệt huyết!
Mùa hè năm 1968, tốt nghiệp Khoa Sử Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Hồng Vinh được phân công về Báo Nhân Dân, theo dõi mảng thanh - thiếu niên ở Ban Văn hóa. Chỉ sau gần 1 năm công tác, anh được giao phụ trách chuyên mục “Nói chuyện với các bạn trẻ” trên trang Văn hóa của số báo phát hành vào thứ bảy hàng tuần. Ngót vài trăm bài viết của Hồng Vinh ký tên Bạn Trẻ, biểu dương những tấm gương lao động, học tập, công tác, chiến đấu... trong phong trào “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” của nam, nữ thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ; có sức lay động tình cảm thế hệ trẻ. Thông qua đó, tác giả luận bàn những bài học về lý tưởng sống, về tình yêu Tổ quốc gắn với tình yêu đôi lứa, về cách hóa giải các mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, về trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của tuổi trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước...
Nửa thế kỷ gắn bó với nghề báo, trưởng thành từ phóng viên đến nhà quản lý, Nguyễn Hồng Vinh đã được đến nhiều nơi trong nước và trên thế giới, nhưng có 2 chuyến đi đến 2 địa điểm ấn tượng nhất đối với anh. Đó là đầu năm 1971, chàng phóng viên 27 tuổi Nguyễn Hồng Vinh được lãnh đạo Báo Nhân Dân cử vào Trường Sơn làm phóng viên quân sự. Vào chiến trường, nhờ sự giới thiệu bằng thư tay và điện thoại của Phó Tổng biên tập Thép Mới, nên Hồng Vinh được Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên và Chính ủy Đặng Tính, Đoàn 559 “ưu ái” đặc biệt, nhiều lần được đi theo các ông đến những trọng điểm ác liệt nhất trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Trong hồ sơ “gia bảo” của nhà báo Hồng Vinh hiện nay vẫn còn lưu giữ bản ghi nội dung câu chuyện giữa Đại tá Đặng Tính, Chính ủy Đoàn 559 với Trung tướng Song Hào, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam lúc 12 giờ đêm ngày 10-2-1971 về việc “Hồng Vinh vội bám theo xe vào Trường Sơn, không kịp mang theo giấy giới thiệu của Tổng cục Chính trị”. Ngày 11-2-1971, một đại tá của tổng cục lúc đó đến thông báo ý kiến của Trung tướng Song Hào với lãnh đạo Báo Nhân Dân để hoàn tất thủ tục cho Hồng Vinh chính thức làm nhiệm vụ “phóng viên quân sự” - đã là một kỷ niệm khó quên trong đời làm báo có lúc “gập ghềnh” của ông.
Trung tuần tháng 7-1992, Nguyễn Hồng Vinh được lãnh đạo Báo Nhân Dân giao nhiệm vụ “hành quân thần tốc” ra Trường Sa phản ánh cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX. Chỉ còn 2 ngày nữa là quân và dân Trường Sa khai mạc bầu cử. Đúng là phải “hành quân thần tốc” bằng máy bay, ô tô và cuối cùng là “quăng quật” trên con tàu sức chở chỉ 500 tấn, nhằm hướng Trường Sa. Tuy phải trải qua gần 2 ngày đêm say sóng mệt nhừ, nhưng tàu vừa cập đảo, Hồng Vinh cùng 2 đồng nghiệp của báo đã lao vào tác nghiệp, thực hiện các nội dung được ban biên tập chỉ đạo. Chiều hôm ấy, anh tiếp tục chạy tìm liên hệ với Trạm khí tượng Trường Sa để nhờ đài liên lạc chuyển bài về đất liền, kịp sáng hôm sau Báo Nhân Dân ngày 20-7-1992 có bài tường thuật tại chỗ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX của quân và dân huyện đảo Trường Sa. Hơn một phần tư thế kỷ sau, nhắc lại chuyến công tác này, Hồng Vinh vẫn vẹn nguyên cảm xúc: “Tôi có vinh dự nhiều lần tham gia bầu cử ở Hà Nội và một số địa phương trong thời gian đi công tác, nhưng chưa lần nào tôi xúc động, tự hào như lần đó. Tấm thẻ cử tri ở Trường Sa đã trở thành vật kỷ niệm vô giá trong cuộc đời làm báo của tôi”. Hiện nay, tấm thẻ này đã được trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
20 năm “giữ lửa”
Sau 4 năm tu nghiệp và bảo vệ thành công luận án báo chí tại Viện Hàn lâm KHXH trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (1982-1986), Nguyễn Hồng Vinh trở về tiếp tục công tác tại Báo Nhân Dân. Năm 1996, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, anh được bầu vào BCH Trung ương và được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân. Trên cương vị mới, anh đã cùng tập thể đưa tờ nhật báo của Đảng từ 4 trang lên 8 trang; xuất bản thêm các ấn phẩm Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, Nhân Dân điện tử (tiếng Việt và tiếng Anh); lần đầu tiên mở 3 cơ quan thường trú của Báo Nhân Dân tại Bắc Kinh, Paris và Bangkok. Đây cũng là thời kỳ anh đảm đương chức vụ Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam với những dấu ấn đậm nét. Và điều đáng nói là, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của một nhà quản lý, Hồng Vinh vẫn thể hiện năng lực sắc sảo của một cây bút làm báo chuyên nghiệp.
Trong nghề báo, viết ngắn mà hay là rất khó, mất rất nhiều thời gian và công sức, trí tuệ. Đặc biệt với thể loại chính luận, viết ngắn càng cần thiết và càng khó; bởi phải viết sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu mà vẫn đủ ý, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Trước đây đã vậy và ngày nay trong thời đại bùng nổ thông tin, tràn ngập các phương tiện nghe nhìn thì càng phải như vậy! Hai tập sách Giữ lửa của Nguyễn Hồng Vinh (NXB Văn học, tập 1-2014; tập 2-2017) tập hợp gần 200 bài viết Vấn đề tháng này của anh trong 21 năm qua trên nguyệt san Nhân Dân hàng tháng - là những minh chứng thuyết phục.
Năm 1997, Tổng Biên tập Nguyễn Hồng Vinh chủ trương xuất bản ấn phẩm Nhân Dân hàng tháng và trực tiếp phụ trách chuyên mục Vấn đề tháng này được xếp cố định ở trang đầu tiên của mỗi số báo. Đây là chuyên mục “đinh”, được coi như những bài xã luận thường kỳ, định hướng chủ đề của từng số báo. Mỗi bài viết về Vấn đề tháng này chỉ trên dưới 500 chữ, nhưng bàn sâu và rộng về một vấn đề trọng tâm trong từng thời điểm. Đều đặn tháng nào Tổng Biên tập Nguyễn Hồng Vinh cũng có một bài như thế!
Sau khi được Đảng phân công nhiệm vụ mới, rời trụ sở Báo Nhân Dân để đảm nhiệm trọng trách Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi sau đó là Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, anh vẫn được đồng nghiệp tin cậy “giao” phụ trách chuyên mục Vấn đề tháng này cho đến hôm nay. Với sở trường của một cây bút chính luận lão luyện và tư duy của một cán bộ lãnh đạo báo chí - văn học nghệ thuật lâu năm, anh đã vạch chủ đề cho từng số nguyệt san của Báo Nhân Dân bằng những bài viết ngắn ngọn, sắc sảo, luận bàn một vấn đề thời sự - chính trị nổi bật trong tháng bằng giọng văn tùy bút - chính luận đầy sức hấp dẫn và thuyết phục.
Làm thơ để trẻ mãi cùng báo
Nửa thế kỷ làm báo và làm nhà quản lý báo chí - văn học nghệ thuật, lĩnh vực nào Nguyễn Hồng Vinh cũng thể hiện năng lực nổi bật và nhiệt tình, trách nhiệm cao. Những năm gần đây, anh lại khiến đồng nghiệp và công chúng bất ngờ khi phát hiện thêm một Nguyễn Hồng Vinh thi sĩ! Liên tiếp từ năm 2010 đến nay, anh đã xuất bản 6 tập thơ với chủ đề chính là tình yêu quê hương, đất nước, con người và những nỗi niềm nhân sinh, thế sự. Thơ anh đã được đăng khá nhiều trên các ấn phẩm văn nghệ trung ương và các địa phương, đã được nhiều cây bút uy tín trong giới phê bình đánh giá cao.
Bao trùm trong thơ Nguyễn Hồng Vinh là thái độ tri ân của tác giả đối với cuộc đời, với quê hương, đồng bào, đồng chí, gia đình và những người thân yêu… Cuộc đời có vui, có buồn, có thành công, có thất bại… nhưng những gì tác giả nhận được từ cuộc đời này, theo anh là rất lớn, rất quý và đó là những “món nợ tinh thần” khó có thể đền đáp được. Từ: Nguồn sữa ngọt từ câu ru của mẹ/Những dặn dò sâu lắng lời cha… Đến những ngày sinh viên sơ tán: Bà con đùm bọc một thời/Củ sắn, nắm rau san nửa… Rồi: Bạn cùng lớp chung tấm chăn, trang sách… Và: Trong tầm bom tọa độ bạn chở che… Tất cả đều được anh khắc ghi, cảm tạ để tự mình sống tốt hơn, có ích hơn cho đời, coi đó là sự báo đáp tri ân: Ơi những tên người, tên đất/Là phần máu thịt đời ta!
Nguyễn Hồng Vinh thường nói rằng, với thơ, anh chỉ là người mới “tập viết”. Đó chỉ là cách nói khiêm nhường của một người lịch duyệt. Nhưng khi anh nói rằng mình làm thơ là để giữ cho tâm hồn trẻ mãi với nghề báo, thì đó là những tâm sự hết sức chân thành của một cây bút tròn 50 tuổi nghề, nhưng vẫn còn tràn đầy nhiệt huyết!