Tại đây, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu đã thành kính dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ anh linh của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ trong Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên cũng như những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biến giới phía Bắc của Tổ quốc cách đây 40 năm. Tiếp đó, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Phu nhân và các đại biểu đã tự mình thắp hương cho những ngôi mộ vô danh cùng hàng trăm ngôi mộ khác trong nghĩa trang.
Lễ dâng hoa, hương ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu diễn ra dưới trời mưa khá nặng hạt. Ảnh T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương ngôi mộ liệt sĩ tập thể trong nghĩa trang. Ảnh: TB
Một góc Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên trong sáng 17-2-2019. Ảnh: T.B
Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên hiện có tổng cộng 1,782 mộ liệt sĩ và một một liệt sĩ tập thể. Trong đó có 1.500 mộ liệt sĩ (trên 4.000 liệt sĩ) đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Các liệt sĩ an nghỉ tại đây thuộc 32 tỉnh, thành từ Thừa Thiên - Huế trở ra và hiện còn 297 mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin.
Viết trong sổ tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: “Ngày 17 tháng 2 năm 2019. Đời đời nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước. Đảng, Tổ quốc, Nhân dân đời đời ghi nhớ công lao của các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu anh dũng, bảo vệ biên cương Tổ quốc trong giai đoạn tháng 2-1979 ở biên giới phía Bắc và kéo dài cả 10 năm ròng rã; đầy hy sinh nhưng cũng đầy khí phách Việt Nam! Kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí!”.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương từng phần mộ liệt sĩ trong nghĩa trang. Ảnh: T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết sổ tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên. Ảnh: T.B
Tiếp đó, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dâng hương ở đài hương 468 và khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên. Khi vực đài tưởng niệm gần Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang), được xây dựng trên cao điểm 468, liền kề với các cao điểm 1509, 772, 685…, vốn là chiến trường ác liệt trong giai đoạn 1984-1988 và đã có rất nhiều liệt sĩ đã hy sinh nơi đây, đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương ở đài hương 468, khu tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên. Ảnh: T.B
Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh giới thiệu với nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về khu vực đài hương 468 với lịch sử chến sự ác liệt ở những cao điểm xung quanh. Ảnh: TB
Toàn cảnh đài hương 468 và khu tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở mặt trận Vị Xuyên. Ảnh: T.B
Cũng trong sáng 17-2, tại thành phố Hà Giang đã diễn ra lễ khánh thành và bàn giao 44 căn nhà Chữ thập đỏ tặng những cựu binh có hoàn cảnh khó khăn. Đa số những cựu binh này là những người đã từng tham cuộc chiến đấu bảo vệ biến giới phía Bắc cách đây 40 năm và kéo dài đến cuối năm 1989. Nguồn kinh phí xây dựng 44 căn nhà này do nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vận động các nhà tài trợ tham gia, ủng hộ chương trình.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam cùng các nhà tài trợ cũng đã trực tiếp đến khánh thành nhà mới của 2 cựu chiến binh Ngô Văn Mễ (sinh năm 1962) ở thôn Thái Hà, xã Ngọc Đường, TP Hà Giang và cựu chiến binh Chu Việt Hùng (sinh năm 1969) ở tổ 7, phường Nguyễn Trãi, TP Hà Giang.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện với các cựu chiến binh tại buổi lễ. Ảnh: T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các cựu chến binh tại buổi lễ. Ảnh: T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo Hà Giang, Hội Chữ thập đỏ cùng các cựu chiến binh và gia đình tại buổi lễ. Ảnh: T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho cựu chiến binh Chu Việt Hùng. Ảnh: T.B
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà tài trợ khánh thành ngôi nhà mới của cựu chiến binh Ngô Văn Mễ. Ảnh: T.B