Mưa nắng thất thường nên sâu bệnh phát triển, cây điều chỉ bung đọt lác đác rồi khô héo, gãy rụng, có nguy cơ mất trắng. Nhiều hộ đang nỗ lực tìm giải pháp cứu vườn điều.
Anh Nguyễn Văn Sơn (29 tuổi, ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng) có hơn 3ha điều, trồng gần 20 năm, mỗi vụ thu hoạch hơn 2 tấn/ha, nhưng vụ trước bị bọ xít, muỗi tấn công, phá hoại, vườn điều bị cháy lá cành, cả vụ chỉ thu hoạch được hơn 6 tạ, trừ công chăm bón coi như mất trắng. Năm 2017, các cơn mưa lớn trái mùa, kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây điều. Chu kỳ đọt trên cây điều đợt 1 chậm hơn so với mọi năm từ 2-3 tháng. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các vườn điều đang bước vào giai đoạn già lá để chuẩn bị cho đợt bung đọt phát hoa đầu tiên của niên vụ 2017 - 2018, nhưng thực tế tại vườn điều, chỉ ra lá non, hoặc sau khi bung đọt thì khô héo, gãy rụng.
Cách đó không xa là vườn điều của ông Dương Trọng Tài (54 tuổi) cũng đang lâm nạn. Thường mỗi năm với 3ha điều, ông thu hoạch được 9 tấn điều thô, vụ vừa rồi do dịch bệnh và sương muối nên chỉ thu được gần 2 tấn. Năm nay, ông Tài lo ngại nguy cơ tay trắng vì bọ xít muỗi tấn công ồ ạt. “Đến giờ, vườn điều bắt đầu ra đọt nhưng số lượng rất ít. Có cây ra lá non nhưng không trổ đọt mà trở thành lá già. Có nghĩa là sẽ không có thời kỳ trổ bông”, ông nói.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và khuyến ngư tỉnh Bình Phước, cho biết vụ điều 2017 nếu không được “giải cứu” kịp thời, nguy cơ mất mùa rất cao. Trong tháng 10, lực lượng của trung tâm ra quân ráo riết hỗ trợ nông dân quản lý sâu bệnh, tuyên truyền tác hại của sâu bệnh và cách phục hồi, thì số vườn điều phục hồi tốt chiếm 70%... Hiện trung tâm cùng các đơn vị chức năng của Sở NN-PTNT đang ra quân đợt 2.
Khá nhiều người trồng điều đang từng ngày nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để cứu vườn điều. Chị Hoàng Thị Liên (31 tuổi, ở thị xã Đồng Xoài) cho biết, gia đình có 8ha điều gần 10 năm tuổi ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập và cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh. Hiện gia đình đang tìm mọi cách để cứu vụ điều này. Với phương châm “còn nước còn tát”, chị Vũ Thị Lượt (33 tuổi, ngụ xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng) cho hay, sau khi xử lý sâu bệnh tấn công, vườn điều 12ha của gia đình đã được đầu tư bón phân và chăm sóc đọt, đang trong giai đoạn hồi phục. Chị dự định sau vụ 2017 - 2018, vườn điều nào phục hồi kém sẽ thay thế bằng việc trồng tái canh bằng giống điều ghép có năng suất, chất lượng và kháng bệnh tốt hơn.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, gia đình chính sách bị mất mùa điều năm 2017 với mức 2 triệu đồng/ha để mua phân bón, thuốc trừ sâu. Với tổng diện tích 21.962ha, tổng số tiền là hơn 43,92 tỷ đồng. Các huyện, thị trong tỉnh hỗ trợ thêm khoảng 5 tỷ đồng. Trước viễn cảnh mất mùa vụ điều 2018, Bộ NN-PTNT cũng vừa đồng ý hỗ trợ tỉnh 1,7 tỷ đồng để tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, nhân rộng các mô hình chăm sóc, thâm canh vườn điều.
Anh Nguyễn Văn Sơn (29 tuổi, ngụ xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng) có hơn 3ha điều, trồng gần 20 năm, mỗi vụ thu hoạch hơn 2 tấn/ha, nhưng vụ trước bị bọ xít, muỗi tấn công, phá hoại, vườn điều bị cháy lá cành, cả vụ chỉ thu hoạch được hơn 6 tạ, trừ công chăm bón coi như mất trắng. Năm 2017, các cơn mưa lớn trái mùa, kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây điều. Chu kỳ đọt trên cây điều đợt 1 chậm hơn so với mọi năm từ 2-3 tháng. Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các vườn điều đang bước vào giai đoạn già lá để chuẩn bị cho đợt bung đọt phát hoa đầu tiên của niên vụ 2017 - 2018, nhưng thực tế tại vườn điều, chỉ ra lá non, hoặc sau khi bung đọt thì khô héo, gãy rụng.
Cách đó không xa là vườn điều của ông Dương Trọng Tài (54 tuổi) cũng đang lâm nạn. Thường mỗi năm với 3ha điều, ông thu hoạch được 9 tấn điều thô, vụ vừa rồi do dịch bệnh và sương muối nên chỉ thu được gần 2 tấn. Năm nay, ông Tài lo ngại nguy cơ tay trắng vì bọ xít muỗi tấn công ồ ạt. “Đến giờ, vườn điều bắt đầu ra đọt nhưng số lượng rất ít. Có cây ra lá non nhưng không trổ đọt mà trở thành lá già. Có nghĩa là sẽ không có thời kỳ trổ bông”, ông nói.
Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và khuyến ngư tỉnh Bình Phước, cho biết vụ điều 2017 nếu không được “giải cứu” kịp thời, nguy cơ mất mùa rất cao. Trong tháng 10, lực lượng của trung tâm ra quân ráo riết hỗ trợ nông dân quản lý sâu bệnh, tuyên truyền tác hại của sâu bệnh và cách phục hồi, thì số vườn điều phục hồi tốt chiếm 70%... Hiện trung tâm cùng các đơn vị chức năng của Sở NN-PTNT đang ra quân đợt 2.
Khá nhiều người trồng điều đang từng ngày nỗ lực áp dụng nhiều biện pháp để cứu vườn điều. Chị Hoàng Thị Liên (31 tuổi, ở thị xã Đồng Xoài) cho biết, gia đình có 8ha điều gần 10 năm tuổi ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập và cũng chịu ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh. Hiện gia đình đang tìm mọi cách để cứu vụ điều này. Với phương châm “còn nước còn tát”, chị Vũ Thị Lượt (33 tuổi, ngụ xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng) cho hay, sau khi xử lý sâu bệnh tấn công, vườn điều 12ha của gia đình đã được đầu tư bón phân và chăm sóc đọt, đang trong giai đoạn hồi phục. Chị dự định sau vụ 2017 - 2018, vườn điều nào phục hồi kém sẽ thay thế bằng việc trồng tái canh bằng giống điều ghép có năng suất, chất lượng và kháng bệnh tốt hơn.
Ông Trần Văn Lộc, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số, gia đình chính sách bị mất mùa điều năm 2017 với mức 2 triệu đồng/ha để mua phân bón, thuốc trừ sâu. Với tổng diện tích 21.962ha, tổng số tiền là hơn 43,92 tỷ đồng. Các huyện, thị trong tỉnh hỗ trợ thêm khoảng 5 tỷ đồng. Trước viễn cảnh mất mùa vụ điều 2018, Bộ NN-PTNT cũng vừa đồng ý hỗ trợ tỉnh 1,7 tỷ đồng để tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh, nhân rộng các mô hình chăm sóc, thâm canh vườn điều.