Muốn tái cấm vận
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày 12-10, trong đó phác thảo một chiến lược lớn hơn nhằm đối phó với Iran và công bố việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân. Động thái này sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình có thể trên thực tế dẫn đến việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 1-2017, tức một năm sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) có hiệu lực, Washington đã tìm các lý do để đơn phương rút hoặc hủy bỏ thỏa thuận này. Trong khi đó, tất cả các bên tham gia ký kết JCPOA, ngoại trừ Mỹ, đều nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì. Giới phân tích cho rằng, với lý do Iran thử tên lửa là không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân là không có cơ sở. Mục đích chính của Washington là đang không hài lòng việc Iran gia tăng ảnh hưởng quân sự và chính trị ở khu vực Trung Đông thông qua việc can thiệp vào tình hình Yemen và Syria. Điều này có nghĩa rằng, thực chất đòi hỏi của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm gây sức ép buộc Iran thay đổi chính sách của mình tại Trung Đông và làm yên lòng đồng minh Israel và Saudi Arabia. Hai nước này lo ngại Iran đang có kế hoạch mở một hành lang qua lãnh thổ Iraq tới Syria và sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria sẽ đe dọa trực tiếp tới an ninh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày 12-10, trong đó phác thảo một chiến lược lớn hơn nhằm đối phó với Iran và công bố việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân. Động thái này sẽ đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình có thể trên thực tế dẫn đến việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 1-2017, tức một năm sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) có hiệu lực, Washington đã tìm các lý do để đơn phương rút hoặc hủy bỏ thỏa thuận này. Trong khi đó, tất cả các bên tham gia ký kết JCPOA, ngoại trừ Mỹ, đều nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì. Giới phân tích cho rằng, với lý do Iran thử tên lửa là không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân là không có cơ sở. Mục đích chính của Washington là đang không hài lòng việc Iran gia tăng ảnh hưởng quân sự và chính trị ở khu vực Trung Đông thông qua việc can thiệp vào tình hình Yemen và Syria. Điều này có nghĩa rằng, thực chất đòi hỏi của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm gây sức ép buộc Iran thay đổi chính sách của mình tại Trung Đông và làm yên lòng đồng minh Israel và Saudi Arabia. Hai nước này lo ngại Iran đang có kế hoạch mở một hành lang qua lãnh thổ Iraq tới Syria và sự hiện diện quân sự của Iran tại Syria sẽ đe dọa trực tiếp tới an ninh.
Một cơ sở hạt nhân của Iran ở ngoại ô TP Isfahan
Đáp trả lại phía Mỹ, ngày 7-10, Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân; bác bỏ thông tin về việc Tehran sẵn sàng đàm phán với các cường quốc liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi khẳng định Iran đã nhiều lần tuyên bố chương trình tên lửa của nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ, do đó, vấn đề này không bao giờ có thể mang ra đàm phán.
Đồng minh lo lắng
Viễn cảnh Washington từ bỏ thỏa thuận hạt nhân đã khiến đồng minh của Mỹ, trong đó có các nước EU đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, ngoài lợi ích kinh tế, những người ủng hộ thỏa thuận tin rằng, nếu sụp đổ, JCPOA sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến tình hình Trung Đông thêm căng thẳng.
Trong nội bộ Chính phủ Mỹ cũng không hoàn toàn ủng hộ quyết định của ông Trump. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis từng thừa nhận về cơ bản, Iran đã tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký với nhóm P5+1. Ông Mattis cũng lưu ý rằng thỏa thuận hạt nhân Iran phù hợp với lợi ích quốc gia Mỹ và cho rằng Mỹ nên cân nhắc duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, trừ khi chứng minh được là Tehran không tuân thủ thỏa thuận hoặc thỏa thuận này không có lợi cho an ninh quốc gia Mỹ. Dù các nghị sĩ Cộng hòa và một số nghị sĩ Dân chủ đã phản đối thỏa thuận khi nó được thông qua năm 2015, nhưng không có người sẵn lòng đương đầu với vấn đề Iran ở thời điểm hiện tại. Nếu rút khỏi JCPOA, quyết định này sẽ đánh dấu thêm một di sản của ông Obama bị ông Trump phá bỏ.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc bán Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cho Saudi Arabia với giá lên tới khoảng 15 tỷ USD. Với quyết định này, Saudi Arabia có thể mua 44 bệ phóng THAAD và 360 quả tên lửa cũng như các thiết bị kiểm soát phóng tên lửa và các radar. Theo Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, việc bán THAAD cho Saudi Arabia sẽ giúp nước này củng cố an ninh quốc gia và những lợi ích về chính sách đối ngoại, đồng thời hỗ trợ việc đảm bảo an ninh lâu dài của Saudi Arabia và khu vực vùng Vịnh trước các mối đe dọa như Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran được kí kết vào tháng 7- 2015 sau nhiều năm quan hệ căng thẳng giữa Iran và phương Tây, theo đó Tehran hạn chế các hoạt động làm giàu uranium để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế.