Người yếu cơ xương khớp cẩn trọng khi tập thể thao

BS Văn Xuân Thắng – Trưởng phòng khám Tim mạch – Tiểu đường 315 chi nhánh Huỳnh Tấn Phát Quận 7 (TPHCM) khuyến cáo người có bệnh lý về cơ xương khớp nên chọn lựa môn tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tránh gắng sức dẫn đến mỏi các cơ hoạt động trong quá trình tập luyện, ảnh hưởng lên tình trạng bệnh cơ xương khớp không đáng xảy ra.

Picture1.png
BS Văn Xuân Thắng – Trưởng phòng khám Tim mạch – Tiểu đường 315 chi nhánh Huỳnh Tấn Phát Quận 7 (TPHCM)

Những bệnh về cơ xương khớp thường gặp

Đau mỏi vùng cổ vai gáy: Khi thấy vùng cột sống cổ đau âm ỉ hay căng cứng, kèm theo cơn đau lan ra vùng sau gáy, vùng thái dương, vùng vai, tay nên người bệnh cảm giác đau mỏi, ê ẩm khắp người khiến bạn hạn chế vận động vùng cổ, khó xoay người, nghiêng đầu, nhất là khi giữ lâu một tư thế. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, phòng điều hoà lạnh khiến cơ bắp và các khớp xương co rút chèn ép mạch máu vùng cổ lưu thông kém. Ngoài ra còn xảy ra nếu bạn ngủ gối quá cao hay nằm lâu một tư thế, ngồi xem tivi hay máy tính quá lâu, tập thể dục thể thao không khởi động kỹ, không đúng tư thế, gội đầu, tắm khuya làm giảm lượng oxy cung cấp cho mạch máu.

Đau mỏi vùng cánh tay: hiện tượng đau mỏi cơ bắp tay, cổ tay thường gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân đau mỏi tay do gối đầu lên cánh tay lúc ngủ khiến cơ và mạch máu bị chèn ép lâu, khiến máu lưu thông kém, khi tập thể dục thực hiện chưa đúng kỹ thuật, do thiếu canxi, vitamin D và dễ bị chuột rút, nhất là người già, người thừa cân, béo phì, người ít vận động.

Đau mỏi lưng: thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi do bong gân, chấn thương, sinh hoạt sai tư thế, trật vẹo trong vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, tổn thương đĩa đệm…

Đau mỏi vùng chi dưới: xảy ra tại khớp cổ bàn ngón chân, khớp háng, khớp gối, thường gặp ở người ít vận động, người lớn tuổi khiến bắp đùi và cơ vùng bắp chân có cảm giác đau, mỏi, tê nhức và đôi khi là chuột rút.

Picture2.png
Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế toàn diện cho người cao tuổi, bao gồm các chuyên khoa về Tim Mạch, Nội Tổng Hợp, Hô Hấp, Tiêu Hoá, Cơ Xương Khớp, Thần Kinh, tầm soát các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư vú, ung thư gan…

Bệnh cơ xương khớp có điều trị được không?

Phương pháp điều trị bệnh lý cơ xương khớp tuỳ thuộc vào triệu chứng, vùng bị tổn thương. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm đau, viêm và cứng khớp, đồng thời cải thiện khả năng vận động, di chuyển.

Các bài tập vận động nhẹ như đi bộ, bơi lội, tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng các cơ bị đau, viêm, tổn thương.

Tuỳ mức độ, triệu chứng của bệnh cơ xương khớp mà người bệnh chọn lựa môn tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ của mình, tránh tình trạng gắng sức dẫn đến mỏi các cơ hoạt động trong quá trình tập luyện, ảnh hưởng lên tình trạng bệnh cơ xương khớp không đáng xảy ra. Người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao vừa sức như đi bộ, bơi lội… và nên xây dựng thói quen đơn giản, lâu dài.

Khi bơi lội, trọng lượng cơ thể được áp lực nước nâng đỡ, tránh không gây tổn thương lên các khớp. Bên cạnh đó bơi lội còn giúp kích thích lưu thông máu, giúp các khớp dãn ra, giảm co cứng, giảm đau, hỗ trợ định hình các khớp sai lệch.

Khi đi bộ giúp kích thích tạo ra dịch khớp nuôi dưỡng sụn, bôi trơn khớp, giúp giảm đau, ngăn ngừa khô cứng khớp. Ngoài ra nên chọn giày vừa vặn với chân, đi trên mặt phẳng, tốc độ đi từ thấp đến vừa phải, quan trọng hơn hết là khởi động làm ấm cơ thể trước khi đi bộ.

Gần đây có một số trường hợp hiếm hoi đột tử trên đường chạy Marathon. Những người không nên tham gia chạy Marathon khi mắc bệnh nền, bệnh lý tim mạch, bệnh mạch vành, giảm khả năng gắng sức như leo cầu thang 2-3 lầu thấy mệt, đi lại khoảng 500m đã mệt so với trước đó. Ngay cả người bệnh đái tháo đường do tiêu hoá năng lượng dẫn đến tình trạng tiêu hao năng lượng lớn có thể gây tăng hay hạ đường huyết. Bệnh lý thoát vị đĩa đệm nặng do khi chạy toàn bộ trọng lực dồn về phía lưng, làm tăng nặng lên đĩa đệm… cũng không nên chạy bộ đường dài.

Picture3.png
Hệ Thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 tự hào là nơi chăm sóc sức khỏe và điều trị đáng tin cậy cho mọi gia đình. Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện hàng đầu Thành phố như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia Định,... Các “Bác Sĩ 315” luôn tận tâm trong mỗi khâu điều trị với mong muốn chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi gia đình.

Người bị cơ xương khớp có nên tập yoga không?

BS Văn Xuân Thắng – Trưởng phòng khám Tim mạch – Tiểu đường 315 chi nhánh Huỳnh Tấn Phát Quận 7 (TPHCM) khuyến cáo người có bệnh lý về cơ xương khớp nên chọn lựa môn tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tránh tình trạng gắng sức dẫn đến mỏi các cơ hoạt động trong quá trình tập luyện, ảnh hưởng lên tình trạng bệnh cơ xương khớp không đáng xảy ra.

Đối với các bài tập leo núi, đá banh được cho là môn thể thao có cường độ cao các nguyên nhân gây khiến các cơn đau, cứng khớp trở nên nặng hơn, gây thoái hoá khớp ảnh hưởng tới vận động sau này.

Yoga là môn thể thao cường độ thấp, có nguồn gốc từ Ấn Độ, đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:

- Giảm đau, cứng khớp.

- Tăng cường khả năng vận động, tốc độ, tư thế trong khi tập của người bệnh.

- Giúp cho sự linh hoạt các mô cơ giúp các khớp gập – duỗi bình thường, tăng cường lượng máu nuôi tới các khớp.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Một vài tư thế yoga bạn có thể áp dụng:

- Tư thế đầu gối chạm ngực (Apanasana), giúp giảm triệu chứng đau lưng.

- Tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana), giúp cải thiện căng thẳng ở cột sống.

- Tư thế con mèo – bò (Marjaryasana – Bitilasana), giúp giảm căng thẳng, kéo giãn cột sống , cổ , hông ; cải thiện hô hấp , tăng cường tuần hoàn máu .

- Tư thế cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana), giúp tăng cường cơ lưng dưới và mở ngực, giảm đau vùng thắt lưng.

- Tư thế tam giác (Trikonasana) giúp kéo giãn sâu sang hai bên cơ thể, kéo dài và dẻo dai cơ lưng.

Tại Hệ Thống Y Tế Tim Mạch – Tiểu Đường 315, bệnh nhân cơ xương khớp được chẩn đoán và thăm khám tổng quát, kiểm tra các dấu hiệu để phát hiện rối loạn các chức năng vận động ở đâu, từ đó có phát đồ điều trị thích hợp.

Hệ thống Y Tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Tin cùng chuyên mục