Người viết nhiều châm ngôn nhất Việt Nam

Người viết nhiều châm ngôn nhất Việt Nam
Người viết nhiều châm ngôn nhất Việt Nam ảnh 1

ng Cao Văn Tuế, chủ quán cắt tóc Tô Xuân ở 52 Thụy Khuê (Hà Nội), ngoài nghề chính là thợ cạo, từ năm 1991, ông lão 75 tuổi - hậu duệ đời thứ 5 của Thánh thơ Cao Bá Quát này còn bén duyên với văn chương, nhất là nghiệp viết châm ngôn.

Những dòng tâm thức của ông lúc ngắn gọn, mộc mạc: “Chê nhau nhăn mặt/ Chán nhau quắt gan”; khi hóm hỉnh: “Bố con đều khôn, khó bàn/Chủ khách đều khôn, khó nói”, “Tủ chè có lúc thành chạn bát/ Chạn bát thành sao được tủ chè”; lúc lại rất biện chứng, suy tư: “Đồ cũ không thay, tủi chủ/Lòng người cũ không đổi, khách mừng”, “Nén hương ở bãi tha ma đượm lòng nhân hơn nén hương nơi cửa chùa”, “Người chê ta về đạo đức, ta cúi đầu/Người chê ta về trí tuệ, ta mở mắt”.

Nhiều câu của ông thú vị đến độ có người khi sưu tầm đăng lại trên báo, sách, lịch, đã nhầm là của... Khổng Tử như: “Chê người mà được thưởng là gặp Thánh/Khen người mà bị phạt là gặp Thần”...

Sau 15 năm theo đuổi công việc này, ông Tuế đã viết được gần 4.000 câu châm ngôn đặc sắc về mọi lĩnh vực của đời sống. Hơn 1.000 câu đã được đăng trên các báo, tạp chí, sách, lịch... Để kỷ niệm chặng đường cầm bút của người viết văn độc đáo nhất Việt Nam, năm 1995, NXB Văn hóa-Thông tin đã chọn một số tác phẩm tiêu biểu của ông để in thành tập Tâm văn khá thú vị.

Một người thợ cắt tóc bình dị mà có những tác phẩm độc đáo, nhất là ở thể loại giàu triết lý như châm ngôn - ông Cao Văn Tuế, quả là đã lập một kỷ lục Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục