Trở lại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TPHCM quan sát kênh Chiến Lược, chúng tôi thấy đã sạch sẽ hơn, không còn cảnh cỏ mọc trùm dòng kênh và rác thải ken kín chặn dòng nước chảy.
Có được điều đó là nhờ ông thương binh Nguyễn Ngọc Đức hàng ngày chăm vớt rác.
Ông Đức là thương binh 4/4, hội viên Hội Cựu chiến binh phường, ngụ khu phố 8, năm nay 63 tuổi.
Ông Đức là thương binh 4/4, hội viên Hội Cựu chiến binh phường, ngụ khu phố 8, năm nay 63 tuổi.
Năm 1978, ông đi bộ đội và chiến đấu tại chiến trường Campuchia. 5 năm sau, trở về nước, sức khỏe của ông yếu hẳn.
Vừa trò chuyện, ông vừa chỉ cho chúng tôi những vết sẹo do mảnh đạn để lại trên đầu, gò má, bả vai, cánh tay… Dù vậy, hàng ngày ông Đức vẫn miệt mài vớt rác để mong cải tạo môi trường dòng kênh Chiến Lược.
Ông Đức tâm sự: “Trước đây, tôi được khu phố 8 giao dọn dẹp đoạn kênh nằm trên địa bàn khu phố. Tính tôi dọn là phải dọn sạch, dọn thường xuyên, chứ không làm theo phong trào rồi thôi. Thế rồi phường thấy đoạn kênh này sạch sẽ, làm thay đổi môi trường ở đây, nên giao cho tôi dọn hết 2km kênh thuộc địa bàn phường. Bộ đội Cụ Hồ là vậy, việc gì có ích cho xã hội thì sẵn sàng làm hết mình”.
Vậy là từ năm 2014 tới nay, đều đặn ngày 2 lần, ông Đức chạy xe chở theo thùng đựng rác, chiếc cào và vợt lưới, đi dọc dòng kênh để vớt rác. Ngày nhiều thì vớt đến 3 xe rác đầy, ngày ít cũng 2 xe, tính ra mỗi ngày ông Đức vớt khoảng 300 - 500kg rác. Rác chủ yếu là bịch ni lông, chai lọ, hộp xốp do người đi đường, khách trong chợ vứt xuống. Thậm chí gà, chó, chuột chết người ta cũng quăng ra kênh.
Vậy là từ năm 2014 tới nay, đều đặn ngày 2 lần, ông Đức chạy xe chở theo thùng đựng rác, chiếc cào và vợt lưới, đi dọc dòng kênh để vớt rác. Ngày nhiều thì vớt đến 3 xe rác đầy, ngày ít cũng 2 xe, tính ra mỗi ngày ông Đức vớt khoảng 300 - 500kg rác. Rác chủ yếu là bịch ni lông, chai lọ, hộp xốp do người đi đường, khách trong chợ vứt xuống. Thậm chí gà, chó, chuột chết người ta cũng quăng ra kênh.
Ông Đức cũng thường xuyên đi tới từng nhà người dân sống ven kênh, thuyết phục, vận động họ không xả rác xuống kênh, cùng chung tay giữ gìn môi trường nước. Miệng nói, tay làm, cùng với kiên trì vận động, ông Đức đã làm các cư dân ở đây có ý thức hơn, không xả rác xuống kênh như trước.
Bà Đặng Thị Bển (sống ở ven dòng kênh Chiến Lược) chia sẻ: “Ngày trước, khi ông Đức chưa đi vớt rác thì dòng kênh ngập đầy, cỏ từ phía đất trống bên kia tràn xuống, lan cả sang bên này đường. Chúng tôi ở đây quen mà còn đau đầu vì mùi hôi, mỗi khi có khách chẳng dám tiếp ở nhà, mà phải kiếm quán cà phê nào xa xa để ngồi. Mấy năm nay sạch sẽ lắm, rác được vớt mỗi ngày, cỏ cũng thường xuyên được ông Đức cắt, nên dòng kênh thông thoáng. Tuy nhiên, do chưa cải tạo được nguồn nước nên vẫn còn mùi hôi”.
Nói về cống hiến thầm lặng của ông Đức, ông Nguyễn Trọng Vơn, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 8, nhận xét: “Ông Đức là một người thương binh năng nổ, nhiệt tình và hết mình với công việc. Bất kể mưa, nắng gì ông Đức cũng làm việc; những lúc trở trời, cơ thể đau yếu, không đi vớt rác được, ông lại nhờ con gái làm giùm, chứ nhất định không bỏ mặc”.
Bà Đặng Thị Bển (sống ở ven dòng kênh Chiến Lược) chia sẻ: “Ngày trước, khi ông Đức chưa đi vớt rác thì dòng kênh ngập đầy, cỏ từ phía đất trống bên kia tràn xuống, lan cả sang bên này đường. Chúng tôi ở đây quen mà còn đau đầu vì mùi hôi, mỗi khi có khách chẳng dám tiếp ở nhà, mà phải kiếm quán cà phê nào xa xa để ngồi. Mấy năm nay sạch sẽ lắm, rác được vớt mỗi ngày, cỏ cũng thường xuyên được ông Đức cắt, nên dòng kênh thông thoáng. Tuy nhiên, do chưa cải tạo được nguồn nước nên vẫn còn mùi hôi”.
Nói về cống hiến thầm lặng của ông Đức, ông Nguyễn Trọng Vơn, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu phố 8, nhận xét: “Ông Đức là một người thương binh năng nổ, nhiệt tình và hết mình với công việc. Bất kể mưa, nắng gì ông Đức cũng làm việc; những lúc trở trời, cơ thể đau yếu, không đi vớt rác được, ông lại nhờ con gái làm giùm, chứ nhất định không bỏ mặc”.
Ông Đức tâm sự: “Trở về với một cơ thể đau yếu, nhưng tôi còn may mắn hơn rất nhiều đồng đội - những người đã ngã xuống và nằm lại chiến trường. Vì vậy, còn làm được thì tôi còn cống hiến cho xã hội”.