Người phụ nữ và thương hiệu Phúc Hoa

Bà con tiểu thương ở chợ An Đông, TPHCM, quý mến tặng chị Phạm Thị Hoa – chủ cơ sở giết mổ gia cầm thủy cầm Phúc Hoa, danh hiệu “Dũng sĩ kinh doanh giỏi”. Cơ sở của chị mỗi ngày cung ứng cho TPHCM hơn 5.000 con gà, vịt tươi sạch, được kiểm dịch đầy đủ, khách hàng tín nhiệm.
Người phụ nữ và thương hiệu Phúc Hoa

Bà con tiểu thương ở chợ An Đông,TPHCM, quý mến tặng chị Phạm Thị Hoa – chủ cơ sở giết mổ gia cầm thủy cầm PhúcHoa, danh hiệu “Dũng sĩ kinh doanh giỏi”. Cơ sở của chị mỗi ngày cung ứng choTPHCM hơn 5.000 con gà, vịt tươi sạch, được kiểm dịch đầy đủ, khách hàng tínnhiệm.

  • Tảo tần - lăn lộn với nghề

Danh hiệu đó với chị là một phần thưởng vôgiá. Hơn nửa thế kỷ qua, thương hiệu Phúc Hoa đứng vững trên thị trường và đượckhách hàng tin tưởng. Trong lúc dịch cúm gia cầm bùng phát và dịch cúm A/H1N1lan nhanh, chị Hoa vẫn lặn lội xuống vùng sâu ĐBSCL tìm hàng. Chồng chị Hoa là thương binh Trương Văn Hàn, Công an quận 8, TPHCM,đã nghỉ hưu. Từ năm 1975 - 2002, cơ sở Phúc Hoa còn xuất khẩu vịt, gà tươi sốngqua Mỹ và Úc. Vịt sạch, tươi sống của Phúc Hoa chủ yếu cung ứng cho các tiệm ănmì vịt tiềm, cháo gỏi vịt, các lò vịt quay và bỏ mối cho tiểu thương ở chợ AnĐông, Bến Thành, Chợ Lớn…

Cha truyền con nối, chị theo mẹ làm vịt từ lúc13 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Trong mấy người con, mẹ thấy chị có“tâm” và say mê theo nghề của mẹ nhất. Chị có đôi tay khỏe để làm vịt, thứckhuya dậy sớm, lại tỉ mỉ, không than thở lời nào. Làm vịt cũng cần có “nghệthuật”: vịt phải nguyên con, lông măng sạch, không bỏ sót sợi lông li ti nào vàthịt không bị nát, vẫn tươi và hấp dẫn. Nhổ lông vịt khó hơn gà. Người nhổ phảichịu khó, không vội vàng cẩu thả, chỉ cần bỏ sót vài sợi lông măng thì kháchhàng sẽ chê không mua. Người nước ngoài càng khó hơn. Nghệ thuật đó chỉ có mẹnắm được “bí quyết” và bà đã truyền lại cho chị Hoa. Chị không biết chữ nhưngtiếp thu tinh hoa làm vịt của mẹ dạy rất nhanh.

Bảy đứa con của chị đều thông minh, học giỏi,rất hiếu thảo, vâng lời cha mẹ. Làm quần quật, đi về như con thoi, nhưng chịchẳng biết chợ Bến Thành nằm đâu. Ai trêu chọc, chị chỉ cười hề hề. Một giờkhuya, chị đã bắt tay vào việc. 3 tiếng, chị đã làm gọn 5.000 con vịt để côngnhân đóng gói giao cho bạn hàng. 8 giờ, dù mưa hay nắng, chị “ba chân, bốn cẳng”đi thu mua vịt sống tận ĐBSCL, sau đó chở vịt sống tới lò ở Long An. 80 côngnhân ở quận 8 cũng đi xe xuống lò chia thành từng nhóm nhổ lông, làm vịt rồi đểvào thùng đá. 5 giờ chiều, chị về nhà nghỉ ngơi vội vã rồi chờ xe đông lạnh chởvịt sạch từ Long An về quận 8 và kiểm dịch.

Chị Phạm Thị Hoa - Chủnhà máy giết mổ gia súc, gia cầm Phúc Hoa cùng con gái đầu lòng nhận bằng tốtnghiệp đại học.

Chị Phạm Thị Hoa - Chủnhà máy giết mổ gia súc, gia cầm Phúc Hoa cùng con gái đầu lòng nhận bằng tốtnghiệp đại học.

Hơn 50 năm qua, cơ sở của chị chưa bao giờ bịbà con xung quanh phàn nàn bởi chị luôn bảo đảm vệ sinh môi trường. Cơ sở PhúcHoa của chị có 80 công nhân, hầu hết là con em gia đình lao động nghèo và thươngbinh, liệt sĩ ở quận 8, Bình Chánh… Nhiều công nhân gắn bó hàng chục năm với vớicơ sở: anh Nguyễn Văn Sơn đã có thâm niên làm vịt hơn 25 năm, anh Trần Văn Soạnhơn 15 năm tuổi nghề, các công nhân khác ít nhất cũng chục năm…

Năm 1991, dành dụm chút ít tiền, chị Hoa muađược 7ha đất ao tại ấp 3, xã Bình Hưng. Chị đầu tư san lấp 5.247m2 đất. Năm1992, chị san lấp 2.300m2 đất và xây dựng 600m2 làm chuồng trại nuôi 6.000 congà. Nhiều lần, các đoàn của TP và quận 8 đến kiểm tra đều nhận xét và đánh giá:Phúc Hoa thực hiện tốt khâu giết mổ và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Cứ ngỡ mọi chuyện xuôi chèo mát mái, nhưngkhông ai ngờ khó khăn lại ập đến với chị. Đó là năm 2003, dịch cúm gia cầm bùngphát. Ngày 15-11-2005, cùng nhiều cơ sở khác, Phúc Hoa phải ngưng hoạt động. Tuyvậy, chị vẫn trợ cấp cho công nhân từ 500.000 - 650.000 đồng/người. Tết, mỗingười lại được thêm 200.000 đồng và 100kg gạo để ăn tết.

Ngày 13-11-2005, Phó Chủ tịch UBND TP NguyễnThiện Nhân cùng các cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở của chị ở số 399/38 đườngLiên tỉnh 5, phường 5, quận 8 đã khen ngợi “thực hiện tốt quy trình giết mổ vàbảo đảm vệ sinh”. Sau đó, chị được hướng dẫn chuyển cơ sở về xã Bình Hưng, xakhu vực dân cư. Chị mạnh dạn vay tiền Ngân hàng NN-PTNT để đầu tư hệ thống dâychuyền công nghệ cao: nhúng lông, nhổ lông, đóng gói vịt của Công ty Sinco.

Cơ sở của chị nằm trong dự kiến khu quy hoạch2.600ha của Ban quản lý (BQL) khu Nam nhưng chưa có quyết định thu hồi, đền bùđất nên đoàn kiểm tra liên ngành đã hướng dẫn chị xin dời địa điểm về B18/17A ấp3, xã Bình Hưng. Ngày 13-12-2005, Sở Thương mại TPHCM hướng dẫn chị lập thủ tụcxin kiến nghị cho cơ sở tạm thời hoạt động trong lúc chờ đợi HTX Tân Hiệp dời vềHóc Môn. Thế nhưng với lý do “đất nằm trong quy hoạch”, Trưởng BQL khu Nam khôngđồng ý cho cơ sở hoạt động. Dự án “bỏ xó” hết năm này qua tháng khác. Từ năm2003 qua 2004, 2005 rồi 2007. Lòng chị như lửa đốt, Phúc Hoa như con thuyền sắpbị “lật úp” giữa biển sâu. Chị Hoa lo mất mối và mất bạn hàng.

Nhà máy không được hoạt động, chị không cótiền trả chi phí, không có tiền trả tiền thuê công nhân và làm sao có tiền trảlương công nhân, lo học phí cho bảy đứa con! 80 công nhân đã gắn bó mấy chục nămvới chị, chẳng lẽ giờ thất nghiệp. Tiền vay ngân hàng và tiền nợ mua máy đếnngày phải trả nhưng kiếm đâu ra tiền? Cơ sở đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, chẳng lẽgiờ đổ sụp? Chị lên cơn đau tim phải đi cấp cứu.

Tôi đến thăm, chị vẫn le lói niềm tin: “Cònnước, còn tát!... Tôi sẽ thử làm đơn lần nữa xem sao”. Chị lại gởi đơn lên UBNDTP và BQL khu Nam, hứa “Nghiêm túc chấp hành chính sách giải tỏa di dời của BQLkhu Nam và không đòi bồi thường thiệt hại về trang thiết bị đã đầu tư cho việcgiết mổ gia cầm thủy cầm sạch”. Chị xin hoạt động vài tháng trong lúc BQL khuNam chưa thu hồi, đền bù nhưng vẫn không ai giải quyết. 

  • Cái khó ló cáikhôn

Tôi đến thăm chẳng thấy chị đâu. Gặp, chị nóigiọng buồn nhưng chắc nịch: “Tôi đi xuống vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh để tìmmua đất rẻ. Nhà máy Phúc Hoa không mở được ở TPHCM thì mình về các tỉnh. Tôi tincác tỉnh sẽ giúp đỡ. Tôi vừa mua được đất bán rẻ vừa với số tiền mới mượnđược!”.

Chị thiệt giỏi! Chị lặn lội xuống ấp PhướcThuận – vùng sâu, vùng xa của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An… Trời nắng changchang, gió từ bờ sông thổi mát rượi như động viên chị “Hãy cố lên! Đừng nảnlòng!”. Nhìn chị đứng ở cánh đồng lác, lau sậy mọc um tùm, tôi thương và cảmphục “thân cò lặn lội bờ sông”. Chị quyết không để mất thương hiệu Phúc Hoa củacha mẹ để lại từ mấy chục năm qua. Chị cũng không để công nhân thất nghiệp vàcác con bỏ học! Chị phải tìm cách để trả nợ cho ngân hàng.

Chị mua 2 mẫu đất ở ấp Phước Thuận, xã TrầnBình. Ấp Phước Thuận không có điện, nước, tình hình an ninh rất phức tạp. Bà connghèo, quanh năm làm thuê cuốc mướn. Trong ấp chỉ có một đường đê nhỏ hẹp khoảng5m đi lại. Tiếp xúc với bà con nghèo ở đây, chị thấy thương và gần gũi ngay từphút đầu. Nghe chị muốn mua đất, bà con tận tình chỉ dẫn. UBND từ xã đến huyệnđều ủng hộ và ký duyệt nhanh, còn phân công cán bộ hướng dẫn để chị sớm đưa nhàmáy vào hoạt động. Chị đắp đường đê rộng ra 10m giúp bà con đi lại thuận tiện,làm đường tráng nhựa từ ngoài xã về nhà máy. Chị lắp cả hệ thống điện, nước, kéođiện và ống nước từ ngoài xã vào tận ấp. Từ khi có nhà máy, gia đình nào cũng cóđiện và dùng nước máy.

“Cái khó ló cái khôn”, để có tiền trả chi phíthuê nhân công, chị dành 1,8ha đất đào ao nuôi vịt và thả 100kg cá con. Chỉ 3tháng, chị bán được 1.000 cá tra. 2 công đất còn lại, chị xây nhà máy thành 2khu: nhổ lông và làm vịt. Chị vẫn để lại hệ thống máy dây chuyền công nghệ cao:nhúng, nhổ lông, làm sạch vịt… ở Bình Chánh, vì vẫn nuôi hy vọng nhà máy PhúcHoa sẽ được hoạt động. Chị mua thêm một dây chuyền công nghệ: làm sạch vịt vàtreo lên máy. Các anh em đội dân phòng ấp Phước Thuận sẵn sàng giúp chị côngđoạn cuối: đóng gói vịt và đưa lên xe lạnh chở về TPHCM lúc 1 giờ khuya. Thươnganh em nghèo, khó nhọc mà giàu tình nghĩa, chị nhận cả đội dân phòng và tuyểnthêm 80 lao động nghèo ở xã Trần Bình vào làm việc. Chị còn hỗ trợ, đóng góp quỹtừ thiện, xóa đói giảm nghèo, khuyến học ở xã Trần Bình (Cần Giuộc, Long An),phường 5 quận 8…

Cuối năm 2008, chị báo tin: “Tôi trả hết nợrồi. Không còn thuê lò nữa vì đã có nhà máy”.

Tôi nửa vui nửa ngờ: có những điều không thểmà chị vẫn làm được!

LÊ NGÔ QUỲNH MINH

Tin cùng chuyên mục