Trước việc nhiều người dân ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh lái hàng chục ôtô các loại đến tập trung gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A (QL1A) ở khu vực Trạm thu phí Cầu Rác, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Minh để phản đối việc thu phí BOT bất hợp lý. Mới đây, ngày 17-4, phía Tổng Công ty Sông Đà đã có văn bản số 601TCT/KTe về việc “Hướng dẫn miễn vé dịch vụ sử dụng đường bộ qua Trạm thu phí Cầu Rác cho nhân dân địa phương” gửi Bộ GTVT.
Dân kiến nghị miễn tiền phí qua trạm BOT Cầu Rác
Nội dung văn bản nêu: Tổng Công ty Sông Đà là nhà đầu tư dự án QL1A tránh TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trong nước. Dự án được khai thác thu phí từ ngày 1-1-2009. Theo hợp đồng BOT, trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đặt tại km 539+040 QL1A thuộc địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên. Trong quá trình khai thác thu phí, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực trạm thu phí, theo đề nghị của nhân dân có xác nhận của chính quyền địa phương, doanh nghiệp dự án đã thực hiện giảm 50% giá vé sử dụng đường bộ qua trạm cho các phương tiện đăng ký tại địa phương.
Ngày 18-1-2017, xét theo đề nghị của UBND huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty Sông Đà đã báo cáo và đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận đề nghị giảm giá vé cho nhân dân huyện Cẩm Xuyên khi lưu thông qua Trạm thu phí Cầu Rác. Tuy nhiên, đến nay Tổng Công ty chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT.
Ngày 16-4-2017, vào lúc 7 giờ sáng, khu vực trước và sau Trạm thu phí Cầu Rác có khoảng 50 xe ôtô các loại của nhân dân địa phương tập trung treo băng rôn, biểu ngữ với nội dung phản đối việc thu phí BOT QL1A tránh TP Hà Tĩnh tại Trạm thu phí Cầu Rác để yêu cầu miễn phí khi qua trạm. Đến 9 giờ sáng cùng ngày, các xe ô tô này di chuyển chậm, nhiều lượt qua trạm thu phí. Sự việc này đã khiến giao thông QL1A qua khu vực Trạm thu phí Cầu Rác trở nên không an toàn và mất kiểm soát, gây ách tắc cục bộ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ.
Văn bản cũng nhấn mạnh: Để đảm bảo an ninh trật tự khu vực trạm thu phí, nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương cũng như phương án tài chính của hợp đồng BOT, Tổng Công ty Sông Đà đề nghị Bộ GTVT chấp thuận và hướng dẫn việc miễn vé dịch vụ sử dụng đường bộ qua Trạm Cầu Rác cho phương tiện của nhân dân khi có xác nhận của chính quyền địa phương.
Dân kiến nghị miễn tiền phí qua trạm BOT Cầu Rác
Nội dung văn bản nêu: Tổng Công ty Sông Đà là nhà đầu tư dự án QL1A tránh TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trong nước. Dự án được khai thác thu phí từ ngày 1-1-2009. Theo hợp đồng BOT, trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đặt tại km 539+040 QL1A thuộc địa phận xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên. Trong quá trình khai thác thu phí, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực trạm thu phí, theo đề nghị của nhân dân có xác nhận của chính quyền địa phương, doanh nghiệp dự án đã thực hiện giảm 50% giá vé sử dụng đường bộ qua trạm cho các phương tiện đăng ký tại địa phương.
Ngày 18-1-2017, xét theo đề nghị của UBND huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Tổng Công ty Sông Đà đã báo cáo và đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận đề nghị giảm giá vé cho nhân dân huyện Cẩm Xuyên khi lưu thông qua Trạm thu phí Cầu Rác. Tuy nhiên, đến nay Tổng Công ty chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT.
Ngày 16-4-2017, vào lúc 7 giờ sáng, khu vực trước và sau Trạm thu phí Cầu Rác có khoảng 50 xe ôtô các loại của nhân dân địa phương tập trung treo băng rôn, biểu ngữ với nội dung phản đối việc thu phí BOT QL1A tránh TP Hà Tĩnh tại Trạm thu phí Cầu Rác để yêu cầu miễn phí khi qua trạm. Đến 9 giờ sáng cùng ngày, các xe ô tô này di chuyển chậm, nhiều lượt qua trạm thu phí. Sự việc này đã khiến giao thông QL1A qua khu vực Trạm thu phí Cầu Rác trở nên không an toàn và mất kiểm soát, gây ách tắc cục bộ kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ.
Văn bản cũng nhấn mạnh: Để đảm bảo an ninh trật tự khu vực trạm thu phí, nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương cũng như phương án tài chính của hợp đồng BOT, Tổng Công ty Sông Đà đề nghị Bộ GTVT chấp thuận và hướng dẫn việc miễn vé dịch vụ sử dụng đường bộ qua Trạm Cầu Rác cho phương tiện của nhân dân khi có xác nhận của chính quyền địa phương.
Sáng 16-4-2017, tại khu vực Trạm thu phí Cầu Rác bị ách tắc cục bộ do người dân phản đối việc thu phí BOT bất hợp lý.
Không đi đường BOT vẫn phải đóng phí
Thời gian qua, nhiều người dân và doanh nghiệp ở địa bàn các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh… tỉnh Hà Tĩnh rất bức xúc khi họ không hề tham gia đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh, nhưng vẫn phải đóng phí BOT khi qua Trạm thu phí Cầu Rác đặt trên QL1A đoạn qua xã Cẩm Trung và Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (ở huyện Kỳ Anh) bức xúc: Hàng ngày do tính chất công việc nên tôi phải đi ôtô trên QL1A từ huyện Kỳ Anh ra TP Hà Tĩnh và ngược lại. Mặc dù không hề đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Công ty Sông Đà), thuộc Tổng Công ty Sông Đà đang khai thác, quản lý, nhưng qua Trạm thu phí cầu Rác đều phải nộp tiền phí BOT là 35.000 đồng/lượt, mỗi tháng mất mấy triệu đồng. Tôi không đi đường BOT tại sao phải trả phí, thật quá phi lý... Còn ông Lê Văn Tuấn (ở xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) bức xúc: Tôi chạy xe tải 2 tấn, hàng ngày qua lại cầu Rác rất nhiều lần nhưng chưa khi nào đi vào đường BOT, vì chỉ chạy vật liệu xây dựng quanh xã Cẩm Minh và một số vùng lân cận. Một tháng tôi phải tốn 1,5 triệu đồng tiền vé qua Trạm thu phí cầu Rác là hết sức vô lý.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Huyền (ở huyện Cẩm Xuyên) bức xúc: Mỗi ngày tôi đi ôtô trên QL1A từ huyện Cẩm Xuyên vào huyện Kỳ Anh để làm việc ít nhất là 1 đến 2 lượt và không đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT. Nhưng vẫn phải è cổ đóng phí mỗi khi qua Trạm thu phí cầu Rác đặt trên QL1A, với giá 35.000 đồng/lượt. Trong khi đó, đường BOT thì nằm ở tuyến tránh TP Hà Tĩnh cách xa hơn 30km. Tôi thấy việc thu phí BOT tại Trạm thu phí cầu Rác là bất hợp lý, mong cơ quan chức năng sớm miễn phí giúp người dân.
Ông Trần Văn Sỹ, Giám đốc Công ty CP Vận tải ôtô Hà Tĩnh cho biết: Công ty có tuyến xe buýt cố định lưu thông trên QL1A từ TP Hà Tĩnh vào huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và chiều ngược lại. Nhưng không hề lưu thông trên đường tránh BOT, vậy mà vẫn phải nộp tiền phí khi qua Trạm thu phí Cầu Rác. Công ty đã có văn bản gửi Cty Sông Đà xin giảm giá vé khi qua trạm thu phí cho phương tiện vì không sử dụng dịch vụ BOT nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời…
Theo tìm hiểu của PV SGGP Online, năm 2005 tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh được xây dựng theo hình thức BOT có chiều dài 16km, điểm đầu tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, điểm cuối tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Công trình do Công ty Sông Đà (thuộc Tổng Công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư và được đưa vào khai thác năm 2009. Sau khi hoàn thành, Công ty Sông Đà đề xuất được sử dụng Trạm cầu Rác, đặt trên QL1A tại địa phận xã Cẩm Trung, Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên) để thu phí hoàn vốn đầu tư đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh cho đến nay.
Trao đổi với báo chí, một cán bộ Công ty Sông Đà cho biết, việc đặt Trạm thu phí tại Cầu Rác trên QL1A được Chính phủ thông qua. Sở dĩ không đặt Trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì vướng ở cự ly, tối thiểu là 70km đối với Trạm thu phí Bến Thủy theo quy định. Nếu trạm thu phí được đặt ở đầu hoặc cuối đường BOT sẽ xảy ra hiện tượng xe trốn vào các đường dân sinh để tránh bị thu phí. Việc này không những phá hỏng đường liên xã mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông địa phương…Trạm thu phí đặt trên tuyến BOT thì lưu lượng xe sẽ ít đi, thời gian hoàn vốn càng phải kéo dài. Do đó, việc đặt trạm tại Cầu Rác đảm bảo lộ trình hoàn vốn đúng thời gian cho nhà đầu tư như đã ký kết…
Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Ngay sau khi được báo cáo tình hình nhiều người dân lái xe ôtô tập trung tại khu vực cầu Rác trên QL1A vào sáng 16-4-2017, gây ách tắc cục bộ, huyện đã chỉ đạo các cấp kịp thời có mặt tại hiện trường giải thích, tuyên truyền cho người dân hiểu để giải tán tránh gây ùn tắc giao thông. Nếu người dân chưa thỏa đáng ở vấn đề nào thì viết đơn kiến nghị, huyện sẽ sắp xếp buổi làm việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để cùng tháo gỡ những vướng mắc. Mọi kiến nghị của người dân sẽ được huyện làm văn bản gửi trực tiếp cho nhà đầu tư. Sau vụ việc, huyện sẽ có buổi làm việc với nhà đầu tư để yêu cầu có câu trả lời thỏa đáng cho người dân…
Thời gian qua, nhiều người dân và doanh nghiệp ở địa bàn các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh… tỉnh Hà Tĩnh rất bức xúc khi họ không hề tham gia đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh, nhưng vẫn phải đóng phí BOT khi qua Trạm thu phí Cầu Rác đặt trên QL1A đoạn qua xã Cẩm Trung và Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (ở huyện Kỳ Anh) bức xúc: Hàng ngày do tính chất công việc nên tôi phải đi ôtô trên QL1A từ huyện Kỳ Anh ra TP Hà Tĩnh và ngược lại. Mặc dù không hề đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh của Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Công ty Sông Đà), thuộc Tổng Công ty Sông Đà đang khai thác, quản lý, nhưng qua Trạm thu phí cầu Rác đều phải nộp tiền phí BOT là 35.000 đồng/lượt, mỗi tháng mất mấy triệu đồng. Tôi không đi đường BOT tại sao phải trả phí, thật quá phi lý... Còn ông Lê Văn Tuấn (ở xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên) bức xúc: Tôi chạy xe tải 2 tấn, hàng ngày qua lại cầu Rác rất nhiều lần nhưng chưa khi nào đi vào đường BOT, vì chỉ chạy vật liệu xây dựng quanh xã Cẩm Minh và một số vùng lân cận. Một tháng tôi phải tốn 1,5 triệu đồng tiền vé qua Trạm thu phí cầu Rác là hết sức vô lý.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Huyền (ở huyện Cẩm Xuyên) bức xúc: Mỗi ngày tôi đi ôtô trên QL1A từ huyện Cẩm Xuyên vào huyện Kỳ Anh để làm việc ít nhất là 1 đến 2 lượt và không đi trên bất kỳ mét vuông nào của đường BOT. Nhưng vẫn phải è cổ đóng phí mỗi khi qua Trạm thu phí cầu Rác đặt trên QL1A, với giá 35.000 đồng/lượt. Trong khi đó, đường BOT thì nằm ở tuyến tránh TP Hà Tĩnh cách xa hơn 30km. Tôi thấy việc thu phí BOT tại Trạm thu phí cầu Rác là bất hợp lý, mong cơ quan chức năng sớm miễn phí giúp người dân.
Ông Trần Văn Sỹ, Giám đốc Công ty CP Vận tải ôtô Hà Tĩnh cho biết: Công ty có tuyến xe buýt cố định lưu thông trên QL1A từ TP Hà Tĩnh vào huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và chiều ngược lại. Nhưng không hề lưu thông trên đường tránh BOT, vậy mà vẫn phải nộp tiền phí khi qua Trạm thu phí Cầu Rác. Công ty đã có văn bản gửi Cty Sông Đà xin giảm giá vé khi qua trạm thu phí cho phương tiện vì không sử dụng dịch vụ BOT nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời…
Theo tìm hiểu của PV SGGP Online, năm 2005 tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh được xây dựng theo hình thức BOT có chiều dài 16km, điểm đầu tại xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, điểm cuối tại xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Công trình do Công ty Sông Đà (thuộc Tổng Công ty Sông Đà) làm chủ đầu tư và được đưa vào khai thác năm 2009. Sau khi hoàn thành, Công ty Sông Đà đề xuất được sử dụng Trạm cầu Rác, đặt trên QL1A tại địa phận xã Cẩm Trung, Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên) để thu phí hoàn vốn đầu tư đường BOT tuyến tránh TP Hà Tĩnh cho đến nay.
Trao đổi với báo chí, một cán bộ Công ty Sông Đà cho biết, việc đặt Trạm thu phí tại Cầu Rác trên QL1A được Chính phủ thông qua. Sở dĩ không đặt Trạm thu phí ngay trên tuyến đường BOT vì vướng ở cự ly, tối thiểu là 70km đối với Trạm thu phí Bến Thủy theo quy định. Nếu trạm thu phí được đặt ở đầu hoặc cuối đường BOT sẽ xảy ra hiện tượng xe trốn vào các đường dân sinh để tránh bị thu phí. Việc này không những phá hỏng đường liên xã mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông địa phương…Trạm thu phí đặt trên tuyến BOT thì lưu lượng xe sẽ ít đi, thời gian hoàn vốn càng phải kéo dài. Do đó, việc đặt trạm tại Cầu Rác đảm bảo lộ trình hoàn vốn đúng thời gian cho nhà đầu tư như đã ký kết…
Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Ngay sau khi được báo cáo tình hình nhiều người dân lái xe ôtô tập trung tại khu vực cầu Rác trên QL1A vào sáng 16-4-2017, gây ách tắc cục bộ, huyện đã chỉ đạo các cấp kịp thời có mặt tại hiện trường giải thích, tuyên truyền cho người dân hiểu để giải tán tránh gây ùn tắc giao thông. Nếu người dân chưa thỏa đáng ở vấn đề nào thì viết đơn kiến nghị, huyện sẽ sắp xếp buổi làm việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để cùng tháo gỡ những vướng mắc. Mọi kiến nghị của người dân sẽ được huyện làm văn bản gửi trực tiếp cho nhà đầu tư. Sau vụ việc, huyện sẽ có buổi làm việc với nhà đầu tư để yêu cầu có câu trả lời thỏa đáng cho người dân…
Trước đó, ngày 11-4-2017, tại TP Vinh, Bộ GTVT đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Cienco 4 và các bên liên quan và đi đến thống nhất miễn thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí cầu Bến Thủy 1 đối với người dân địa phương. Trong đó, miễn 100% phí đối với các phương tiện loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn) và loại 2 (xe từ 12 ghế đến 30 ghế, xe tải có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn) của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú, các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính tại TP Vinh, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) và thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh); miễn 100% đối với phương tiện xe buýt lưu thông qua trạm BOT Bến Thủy 1…