Người đàn ông phá trắng gần 1,2ha rừng phòng hộ để... trồng rừng

Chiều 21-2, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) cho biết, Hạt đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để tiếp tục hoàn tất thủ tục giám định thiệt hại tiến đến xử lý vụ cưa hạ 165 cây gỗ sao, 62 cây gỗ keo lâu năm thuộc rừng trồng phòng hộ tiểu khu 169 (thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh).

>>> Clip hiện trường vụ việc:

z5179971012512-71fe937192b6f1193fb39e5ddc4774c4-6548.jpg
Gốc cây sao đường kính lớn đang giữ chức năng phòng hộ bị cưa hạ tại hiện trường.

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh, qua kiểm tra, làm việc với các bên liên quan, vụ cưa hạ cây rừng phòng hộ trên xảy ra trước Tết Nguyên đán. Tổng diện tích rừng bị phá gần 1,2ha.

Tại hiện trường, có 165 cây gỗ sao đen độ tuổi khoảng 19 năm (trồng từ giai đoạn 2005, 2006) đường kính nhiều cây gốc 28cm đến trên 30cm và 62 cây gỗ keo trên 10 năm tuổi bị cưa sát cội nằm la liệt. Hiện trường cho thấy đối tượng cưa hạ cây gỗ lớn nằm la liệt, sau đó phát trắng rừng để lấy đất trồng lại rừng sản xuất.

z5179971067207-4d43f6d2d3de1a4d4e1a4cdbd991c881-5307.jpg
Nhiều gốc cây sao đen bị cưa hạ dấu vết khá lâu
z5179971071496-042bfd3ba8cd3ed7aa74f4ff3af56265-4924.jpg
Khoảnh rừng bị tàn phá nằm lòng hồ Định Bình

“Trước Tết Nguyên đán, chúng tôi nhận được báo cáo của chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Vĩnh Thạnh đã kiểm tra hiện trường và ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại vụ phá rừng, nhưng do thời điểm cận tết nên đơn vị giám định chưa tham gia được", ông Đặng Bá Quang thông tin thêm.

z5179971048374-1b91f579626f8e89d8617c539242c15b-8138.jpg
z5179971077195-01d0a34f1ee4eb6c8bb2e4f022c89ffc-4001.jpg
Gốc cây sao đen 19 năm tuổi bị cưa hạ sát cội nằm la liệt tại hiện trường

Qua truy xét, đơn vị chức năng xác định được ông Đ.Ư (làng 6, xã Vĩnh Thuận, người dân tộc Ba Na) trực tiếp chặt phá rừng với mục đích lấy đất để trồng rừng sản xuất.

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Đ.Ư khai, trước đây, đất rẫy gia đình ông nằm trong lõi rừng thuộc Tiểu khu 169, sau đó Nhà nước di dời dân để lấy lại đất quy hoạch rừng phòng hộ lòng hồ Định Bình. Tuy nhiên, gần đây, ông Đ.Ư nghe có nhiều người lên lại rẫy cũ để chặt cây lấy đất làm rẫy nên ông cũng lên phá rừng lấy lại đất cũ.

z5179971002317-0b403e921129cdbb970415b49f427102-9368.jpg
z5179971055737-1e576070a86a614327c7a53d07536af7-7685.jpg
Hiện trường những cây rừng phòng hộ bị cưa đổ nằm la liệt chờ đốt, trồng lại rừng sản xuất
z5179971017785-e46dfb2d1917770c36e2c238a01e0844-1919.jpg
Cả khoảnh rừng phòng hộ bị phá trắng để lấy đất trồng lại rừng sản xuất

Liên quan vụ phá rừng, ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) cho biết, để xảy ra vụ phá rừng, mất rừng trên trước mắt thuộc trách nhiệm chính của chủ rừng là Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) huyện Vĩnh Thạnh.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ kiểm điểm trách nhiệm của BQLRPH huyện, sau khi có kết quả giám định thiệt hại thì sẽ tiếp tục xử lý vụ việc theo quy định”, ông Thông nhấn mạnh.

Vụ phá rừng quy mô lớn, có dấu hiệu hình sự

Vụ phá rừng trên đã được Hạt Kiểm lâm huyện Vĩnh Thạnh ra quyết định trưng cầu giám định thiệt hại, đang chờ đơn vị giám định từ phía tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, theo Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh Đặng Bá Quang, nhận định hiện trường đây là vụ phá rừng có quy mô lớn, có dấu hiệu vụ án hình sự.

Tin cùng chuyên mục