Người dân Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào phai

Người dân trồng đào phai ở xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) và xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đang tập trung tuốt lá, cắt tỉa cành… để chuẩn bị xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán 2024. 

Bà Phan Thị Xuân (ở thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm) đang tuốt lá đào chuẩn bị vụ tết
Bà Phan Thị Xuân (ở thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm) đang tuốt lá đào chuẩn bị vụ tết
Clip: Người dân tuốt lá, tỉa cành đào chờ vụ tết

Cây đào phai cảnh được người dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn và xã Cổ Đạm trồng từ lâu đời, là một trong những cây trồng chủ lực góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân.

Hàng năm, cứ vào thời điểm này, khi điều kiện thời tiết thuận lợi, tạnh ráo, người dân nơi đây lại huy động nhân lực trong gia đình, hàng xóm và thuê thêm lao động thời vụ để tập trung tuốt lá, tỉa cành đào bằng phương pháp thủ công.

a1-7961.jpg
Hoa đào bung nở

Đây cũng là công đoạn cuối cùng nhằm kích thích cây đào phai cho ra thêm nhiều nụ mới. Khi lá đào bị tuốt, toàn bộ dinh dưỡng của cây sẽ không tiếp tục nuôi lá nữa mà chuyển sang nuôi nụ, đâm chồi nảy lộc và bung nở hoa vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán.

1-8468.jpg
Người dân ở xã Cổ Đạm tuốt lá đào chuẩn bị vụ tết

Ông Dương Hữu Trung, một hộ trồng cây đào phai cảnh ở thôn Kim Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn) cho biết, việc tuốt lá đào là yếu tố rất quan trọng đối với người trồng đào. Do đó, trong những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình đã huy động nhân lực tuốt lá cho khoảng 1.200 cây đào. Ngoài ra, còn phải cắt tỉa cành khô, cành sâu, dọn dẹp sạch cỏ ở dưới gốc để cung cấp dinh dưỡng cho cây giai đoạn trổ búp, bung nở hoa đúng dịp Tết Nguyên đán...

a2-8148.jpg
Người dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn tuốt lá đào chuẩn bị vụ tết

Theo ông Dương Hữu Trung, sau quá trình tuốt lá đào còn phải phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nắng ấm kéo dài, đào sẽ nở hoa sớm, ngược lại nếu trời mưa rét triền miên thì đào sẽ chậm ra nụ… Năm nay, thời tiết theo dự báo khá thuận lợi nên người dân trồng đào phai ở xã Lưu Vĩnh Sơn chưa phải áp dụng các giải pháp để kích thích cây ra hoa như một số năm trước.

sf-2100.jpg
Người dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn tuốt lá đào chuẩn bị vụ tết

Tương tự, chị Phan Thị Xuân (ở thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm) cho biết, năm nay gia đình trồng 400 gốc cây đào phai trên diện tích hơn 4 sào đất. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây đào phát triển tốt, tạo dáng đẹp, cành và nụ nhiều hơn so với các năm trước.

Thời điểm này, gia đình tập trung tỉa bớt lá, cành không đạt chuẩn để tạo điều kiện cho cây bật nụ. Dịp Tết Nguyên đán sắp tới nếu thời tiết thuận lợi sẽ xuất bán ra thị trường hơn 300 gốc đào, kỳ vọng thu nhập khá để đón tết sung túc, đầm ấm hơn. Trước đó, năm 2023, gia đình đã xuất bán ra thị trường khoảng 150 gốc đào, thu về khoảng 100 triệu đồng.

z5050861592825-a32dd19615392737d80be6768d1c3312-7476.jpg
Một số hoa đào đã bung nở

Theo ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm, toàn xã có khoảng 140 hộ dân trồng trên 16ha cây đào phai phục vụ Tết Nguyên đán, tập trung ở thôn Xuân Sơn, Kẻ Lạt... Mùa tết đến xuân về, mỗi hộ dân trồng đào ở địa phương cho thu nhập bình quân khoảng từ 50-100 triệu đồng, có nhiều hộ cho thu nhập trên dưới 300 triệu đồng.

Hiện nay, địa phương đang tập trung triển khai xây dựng thương hiệu đào phai trở thành sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) 3 sao. Sắp tới nếu được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao thì đây sẽ là động lực rất lớn để giúp thương hiệu cây đào phai cảnh Cổ Đạm tiếp tục phát triển, tạo thương hiệu tốt và tiêu thụ thuận lợi hơn đến người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

z5050861837555-404dc966e681252c684add28b9852bbc-9197.jpg
Hoa đào bung nở đẹp mắt

Ông Bùi Công Thư, Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn cho biết, toàn xã có trên 600 hộ dân trồng cây đào phai cảnh với diện tích khoảng 108ha, tập trung ở các thôn Đồng Vĩnh, Kim Sơn, Tây Sơn, Xuân Sơn, Bầu Am, Tân Hương...

Nhìn chung năm nay, cây đào phai cảnh được người dân chăm sóc tốt, tạo dáng đẹp, nụ nhiều. Do đó, người dân kỳ vọng dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ mang lại nguồn thu nhập khá hơn mọi năm. Ước tính mỗi năm toàn xã thu nhập từ trồng cây đào phai cảnh dao động từ 16 đến 25 tỷ đồng.

z5050639658164-5120678abda0a335fdc6e635ea7d95f6-3989.jpg
Đào phai có dáng đẹp, được khách hàng ưa chuộng

Cây đào phai cảnh ở xã Cổ Đạm và xã Lưu Vĩnh Sơn chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường các tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa... Do thế đào đẹp, hoa nhiều và đã tạo được thương hiệu nên thường gần đến Tết Nguyên đán, các thương lái vào tận vườn đào đặt hàng mua với số lượng lớn.

>> Một số hình ảnh tuốt lá đào phai ở xã Cổ Đạm và xã Lưu Vĩnh Sơn

img-6547-7859.jpg
img-6525-7994.jpg
9-9726.jpg
a9-6046.jpg
a8-1760.jpg
z5048431684881-40c9c43cb3d1987f2f81f934090f2029-4552.jpg
z5050639408448-8c9132b353db68a7368fd4b11286a540-5010.jpg
z5050861494964-47895236ccb6914cf00c61ea5fd1e822-2900.jpg
z5050861854929-c3256c99ee894deca34c73d6d2d1cc33-8352.jpg
z5050861873948-f95467d30e7d6b3c0b26e9f1b6607f05-2361.jpg
z5050861832591-a2b8cdb22f0adbd35653b9484c9c04be-9952.jpg
z5050861845428-920c4523886229cb7d0e600acf93fd53-9404.jpg
z5048431664803-ea717609c21b16bade8b07d0a354c48a-7121.jpg
z5048431679693-5a8db170be2cea375dea8e7448a70860-5908.jpg
z5050861592825-a32dd19615392737d80be6768d1c3312-9799.jpg
7-8110.jpg

Tin cùng chuyên mục