Người dân đội mưa tham quan Dinh thự Pháp

Ngày 21-9, nhân dịp Những ngày Di sản châu Âu, Dinh thự Pháp tại TPHCM đã mở cửa đón công chúng. Năm nay, sự kiện xoay quanh chủ đề Cộng đồng Pháp ngữ nhân dịp Pháp đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ vào hai ngày 4 và 5 -10 tới.

Dù có mưa nặng hạt nhưng ngay từ sớm, rất nhiều người đội mưa, xếp hàng chờ vào tham quan Dinh thự Pháp - một ví dụ điển hình về kiến ​​trúc Đông Dương cuối thế kỷ XIX.

IMG_20240921_085950953.jpg
Người dân đội mưa xếp hàng vào tham quan Dinh thự Pháp. Ảnh: ĐỖ VĂN

Thời tiết sau đó chiều lòng người hơn, mưa ngớt, trời hửng nắng, lượng người vào tham quan Dinh thự ngày một đông hơn. Năm nay, có 1.600 suất tham quan được đăng ký với Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM, tăng 300 suất so với năm trước.

IMG_20240921_092457008.jpg
Khách tham quan bên trong Dinh thự Pháp, nơi trưng bày nhiều hiện vật cổ. Ảnh: ĐỖ VĂN

Nhờ công tác tổ chức tốt, dòng người vào tham quan Dinh thự trật tự, theo đúng hướng dẫn của các nhân viên Tổng lãnh sự quán Pháp.

1.jpg
Khách tham quan được nhân viên Tổng lãnh sự quán hướng dẫn nhiệt tình. Ảnh: ĐỖ VĂN

Khách tham quan Dinh thự ở nhiều lứa tuổi, từ những người lớn tuổi…

IMG_20240921_100119061.jpg
Ảnh: ĐỖ VĂN

… đến thanh niên

IMG_20240921_093823816.jpg
Ảnh: ĐỖ VĂN

Trong những khách tham quan Dinh thự Pháp ngày 21-9 có hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

IMG_20240921_152441.jpg
Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM, bà Emmanuelle Pavillon-Grosser giới thiệu cách bài trí bàn tiệc theo phong cách Pháp cho hoa hậu Thùy Tiên. Ảnh: KHÁNH DUY

Dinh thự Pháp đồng thời là một công viên tư nhân với diện tích hơn 1,5ha với rất nhiều cây cổ thụ và là nơi ẩn mình của một hệ sinh thái thực thụ với chồn hương, sóc, chim quý hiếm...

IMG_20240921_094718146.jpg
Ảnh: ĐỖ VĂN

Rất nhiều khách tham quan đã kịp lưu lại những bức hình kỷ niệm tại Dinh thự được các kỹ sư Hải quân xây dựng vào năm 1872

IMG_20240921_095921728.jpg
Ảnh: ĐỖ VĂN

Những ngày Di sản châu Âu vốn là một sáng kiến của Pháp. Sự kiện diễn ra lần đầu tiên vào năm 1984, theo ý tưởng của Bộ Văn hóa Pháp. Nhân dịp này, công chúng sẽ có cơ hội tham quan những công trình vốn thường ngày không mở cửa đón khách tham quan do được sử dụng cho mục đích khác (hành chính, ngoại giao, kinh tế...). Thành công của sáng kiến này đã khiến Hội đồng châu Âu quyết định mở rộng quy mô sự kiện ra toàn Liên minh châu Âu kể từ năm 1985. Đến năm 2000, sự kiện được lấy tên là Những ngày Di sản châu Âu.

Tin cùng chuyên mục