>>> Video clip người dân Đà Nẵng xếp hàng ngay ngắn chờ mua khẩu trang phòng dịch
Theo đó, khẩu trang y tế than hoạt tính 4 lớp có giá 52.500 đồng/hộp 48 cái, khẩu trang y tế tiêu chuẩn 3 lớp có giá 34.900 đồng/hộp 48 cái; Airphin Khẩu trang chống ô nhiễm PM 2.5 có giá 50.000 đồng/gói; Airphin Khẩu trang chống ô nhiễm PM 2.5 Trẻ em có giá 45.000 đồng/ gói; Airphin Khẩu Trang chống ô nhiễm Carbon Filter PM 2.5 có giá 55.000 đồng/ gói.
Được biết, lượng hàng mà Công ty CP Dược phẩm phẩm Pharmacity cung cấp cho TP Đà Nẵng đợt này sẽ bán trong nhiều ngày.
Bác sĩ Trương Văn Trình, Chánh Thanh tra Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Công ty CP Dược phẩm Pharmacity sẽ cung cấp cho mỗi cửa hàng bán với số lượng 200 hộp khẩu trang/ngày. Mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa là 1 hộp/ngày.
“Cách thức bán hàng như vậy sẽ tránh tình trạng gom hàng và nhiều người dân có thể mua được nhiều hàng hơn”, bác sĩ Trương Văn Trình cho hay.
Dự kiến, những ngày tiếp theo, 8 cơ sở nhà thuốc Pharmacity tại TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục bán hàng từ 6 giờ đến 7 giờ 30 phút cho đến khi hết hàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ sở khi nào có lại mới bán, nên thời gian mở bán khẩu trang không theo quy định.
Mặt khác, đại diện Big C Đà Nẵng cho biết, trước ngày 7-2 để tăng cường nguồn cung cho khách hàng, 25.000 khẩu trang và 1.000 chai nước rửa tay khô cùng nhiều loại nước rửa tay thông thường sẽ được đưa lên kệ bán. Mức giá bán ra của mặt hàng khẩu trang sẽ vào khoảng 40.000 đồng/hộp 50 cái, gel rửa tay sẽ vào khoảng 19.000 đồng – 27.000 đồng/chai dung tích nhỏ.
Trước đó, tối 5-2, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã đến kiểm tra các cơ sở cách ly phòng chống bệnh dịch nCoV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đi thăm những trường hợp nghi nhiễm nCoV chưa có kết quả xét nghiệm Tại Bệnh viện 199 (Bộ Công An) và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã đến kiểm tra khu cách ly và từng phòng bệnh, Chủ tịch UBND thành phố mong muốn 2 bệnh viện sẽ cùng thành phố thực hiện việc cách ly bệnh nhân hiệu quả nhất. Ông Thơ đề nghị các bệnh viện luôn trong tinh thần chủ động, trách nhiệm, tâm huyết; tập trung sẵn sàng các trang thiết bị, nhân lực; xây dựng các kế hoạch, phương án chi tiết về việc cách ly bệnh nhân nghi nhiễm nCoV, trong trường hợp nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể sử dụng trở thành nơi điều trị. Đến kiểm tra khu vực lưu trú của Trung tâm Phụng dưỡng người có công (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) và Khách sạn Phước Mỹ An (thuộc Bộ Công an), ông Huỳnh Đức Thơ cho hay, thành phố muốn sử dụng các cơ sở lưu trú để cách ly du khách nước ngoài và người Việt Nam đến từ vùng dịch trong vòng 14 ngày, do vậy việc bố trí chỗ ở, sinh hoạt cần phải thoải mái, phù hợp. Ông Huỳnh Đức Thơ đề nghị 2 cơ sở lưu trú sẽ chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện trang thiết bị, nhân lực tại khu cách ly; tổ chức tập huấn cho nhân viên để việc cách ly được thực hiện hiệu quả. Cùng ngày, ông Huỳnh Đức Thơ chủ trì buổi họp với các sở ban ngành bàn về các phương án cụ thể cho công tác cách ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh nCoV. Ông Huỳnh Đức Thơ đề nghị, các đơn vị chức năng cần thực hiện việc cách ly phòng chống dịch đối với các trường hợp nhập cảnh, kể cả nước ngoài nhập cảnh đến từ hoặc đi qua 31/31 tỉnh, thành phố Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Trong đó, đối với các trường hợp nghi nhiễm nCoV: giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập tức cách ly tuyệt đối tại cơ sở y tế; với những người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) phải được coi như trường hợp nhiễm bệnh và tiến hành khoanh vùng cách ly ngay tại cơ sở đã được chuẩn bị điều kiện cách ly theo quy định; áp dụng các biện pháp tuyệt đối, không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly. Yêu cầu Công an TP Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch lập danh sách đối với khách lưu trú; thành lập tổ công tác để thực hiện việc cách ly với sự tham gia của chính quyền địa phương. Đối với những trường hợp thực hiện việc cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng; kiên quyết không để các trường hợp này ra khỏi nhà hoặc cơ sở lưu trú. Đối với những người sống trong gia đình, làm việc trong các cơ sở lưu trú có người bị cách ly cần thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cách ly và với bên ngoài. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị, Sở Y tế khẩn trương triển khai các biện pháp kỹ thuật để sàng lọc một cách nhanh nhất người bị cách ly; phối hợp lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc với người bị cách ly với người trong gia đình, người làm việc trong cơ sở lưu trú có người bị cách ly để theo dõi, giám sát chặt chẽ về sức khỏe; chủ động điều chuyển cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị phục vụ cho việc cách ly, điều trị người nhiễm nCoV; thực hiện triệt để khoanh vùng và dập dịch ngay tại địa điểm có người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV… |
Đà Nẵng đã có 68 mẫu xét nghiệm âm tính với nCoV Theo báo cáo của Sở Y tế TP Đà Nẵng, tính đến 8 giờ, ngày 6-2, Đà Nẵng đã thực hiện cách ly, theo dõi 49 trường hợp nghi nhiễm nCoV, trong đó Bệnh viện Đà Nẵng theo dõi 6 người, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng theo dõi 43 người. Đến nay, TP Đà Nẵng đã theo dõi 124 trường hợp tại bệnh viện, trong đó 75 trường hợp đã xuất viện có 25 người nước ngoài và 50 trường hợp người Việt Nam. Các trường hợp nghi ngờ đều có sức khỏe tạm ổn và đang được theo dõi chặt chẽ. Hiện có 68 mẫu xét nghiệm âm tính với nCoV, chưa có trường hợp dương tính với nCoV. Hiện tại đang giám sát tại cộng đồng có 37 trường hợp. Tất cả đều có sức khỏe bình thường. Ngày 5-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã giám sát 125 máy bay, 2 tàu biển với 7.059 khách nước ngoài nhập cảnh; phát hiện 1 trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm, chuyển bệnh viện Phổi, 2 trường hợp hành khách có dấu hiệu sốt nhẹ, không đi từ vùng dịch, đang theo dõi ở cộng đồng. |