Đi xin theo nhóm
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tình trạng người ăn xin xuất hiện nhiều trở lại trên khắp các đường phố TPHCM. Họ không đi riêng lẻ, mà thường đi theo nhóm 5 - 7 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thường tập trung xin tiền ở các giao lộ lớn tại khu vực vùng ven. Đông nhất là tại các giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của, Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch (quận 2); ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh); giao lộ Nguyễn Thị Thập - Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (quận 7); giao lộ Tây Thạnh - Trường Chinh (quận Tân Phú). Mỗi khi đèn đỏ, người ăn xin lập tức lao ra đường xin tiền. Một số đi xin tiền của những người đi xe máy, một số khoảng 2 - 3 trẻ nhanh chóng di chuyển sang làn xe hơi, chặn đầu xe xin tiền. Gần đây, tại giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của (phường An Phú, quận 2) còn có một số người giả nhà sư đứng xin tiền, hoặc giả bị mù được trẻ em dắt xuống đường xin tiền. Tại các cửa hàng xăng dầu như Cửa hàng xăng dầu số 30 của Petrolimex (160 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh), Cửa hàng xăng dầu Dương Anh Thư (679 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, quận 2)… cũng xuất hiện nhiều trẻ em đi xin tiền. Trên các chuyến phà Cát Lái từ quận 2 đi Nhơn Trạch (Đồng Nai) cũng thường xuyên có một số trẻ em đi cùng người đàn ông mù vừa đàn hát vừa xin tiền khách đi phà.
Trong các cuộc tiếp xúc với đại diện Sở LĐ-TB-XH TPHCM xoay quanh vấn đề chấn chỉnh tình trạng xin ăn trên địa bàn thành phố, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đơn vị này cùng các địa phương làm thường xuyên, liên tục và kiên quyết, tuần tra, trực chốt và phối hợp đưa người ăn xin về các trung tâm bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, thực tế việc chấn chỉnh không đồng bộ, hoặc chỉ thực hiện theo từng đợt, dẫn đến người ăn xin vẫn xuất hiện tại các giao lộ. Đầu tháng 4-2018, khi chuẩn bị đón các ngày lễ lớn như giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5, các quận - huyện quan tâm ra quân chấn chỉnh, tập trung người ăn xin. Nhưng sau đợt cao điểm, tình trạng xin ăn nhanh chóng trở lại và hoạt động thường xuyên hơn.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tình trạng người ăn xin xuất hiện nhiều trở lại trên khắp các đường phố TPHCM. Họ không đi riêng lẻ, mà thường đi theo nhóm 5 - 7 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thường tập trung xin tiền ở các giao lộ lớn tại khu vực vùng ven. Đông nhất là tại các giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của, Mai Chí Thọ - Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ - Nguyễn Cơ Thạch (quận 2); ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh); giao lộ Nguyễn Thị Thập - Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (quận 7); giao lộ Tây Thạnh - Trường Chinh (quận Tân Phú). Mỗi khi đèn đỏ, người ăn xin lập tức lao ra đường xin tiền. Một số đi xin tiền của những người đi xe máy, một số khoảng 2 - 3 trẻ nhanh chóng di chuyển sang làn xe hơi, chặn đầu xe xin tiền. Gần đây, tại giao lộ Mai Chí Thọ - Lương Định Của (phường An Phú, quận 2) còn có một số người giả nhà sư đứng xin tiền, hoặc giả bị mù được trẻ em dắt xuống đường xin tiền. Tại các cửa hàng xăng dầu như Cửa hàng xăng dầu số 30 của Petrolimex (160 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạnh), Cửa hàng xăng dầu Dương Anh Thư (679 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, quận 2)… cũng xuất hiện nhiều trẻ em đi xin tiền. Trên các chuyến phà Cát Lái từ quận 2 đi Nhơn Trạch (Đồng Nai) cũng thường xuyên có một số trẻ em đi cùng người đàn ông mù vừa đàn hát vừa xin tiền khách đi phà.
Trong các cuộc tiếp xúc với đại diện Sở LĐ-TB-XH TPHCM xoay quanh vấn đề chấn chỉnh tình trạng xin ăn trên địa bàn thành phố, chúng tôi đều nhận được câu trả lời là đơn vị này cùng các địa phương làm thường xuyên, liên tục và kiên quyết, tuần tra, trực chốt và phối hợp đưa người ăn xin về các trung tâm bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, thực tế việc chấn chỉnh không đồng bộ, hoặc chỉ thực hiện theo từng đợt, dẫn đến người ăn xin vẫn xuất hiện tại các giao lộ. Đầu tháng 4-2018, khi chuẩn bị đón các ngày lễ lớn như giỗ Tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5, các quận - huyện quan tâm ra quân chấn chỉnh, tập trung người ăn xin. Nhưng sau đợt cao điểm, tình trạng xin ăn nhanh chóng trở lại và hoạt động thường xuyên hơn.
Những đứa trẻ hàng ngày xuống đường xin tiền tại các giao lộ
Có đường dây… chăn dắt Sau phản ánh của Báo SGGP về việc nhiều người ăn xin hoạt động trên địa bàn, UBND phường An Phú (quận 2) đã tổ chức ra quân chấn chỉnh. Ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa - xã hội phường An Phú, cho biết: “Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, phường tổ chức nhiều đợt ra quân tập trung người ăn xin và cử lực lượng trực chốt để chấn chỉnh tình trạng này. Từ giữa tháng 4 tới nay, phường đã tập trung 7 đối tượng xin ăn tại giao lộ cầu Rạch Chiếc - Mai Chí Thọ, Mai Chí Thọ - Lương Định Của, và làm thủ tục đưa đi Trung tâm bảo trợ xã hội”. Theo ông Hải, qua tìm hiểu lý lịch, chủ yếu các đối tượng lớn tuổi quê ở Thanh Hóa; còn các đối tượng phụ nữ và trẻ em là người Campuchia. Sau một thời gian lắng xuống, gần đây lại xuất hiện các nhóm mới tới đây tụ tập xin tiền. Các đối tượng tập trung chủ yếu ở các giao lộ lớn, có mật độ xe cộ lưu thông đông, khi thấy lực lượng phường thì bỏ chạy. Các nhóm xin ăn đều có người chăn dắt nên khá liều lĩnh và nhiều mánh khóe. Ngoài ra, các đối tượng còn tập trung xin vào buổi tối, thời điểm không có lực lượng kiểm tra, trực chốt. Do vậy rất khó giải quyết được nạn ăn xin. Trong số các đối tượng ăn xin phường tập trung được, có không ít đối tượng bị tập trung lần 2, lần 3. “Khi chúng tôi hỏi nơi cư trú thì các đối tượng không khai nhưng khi lên trung tâm, họ xác minh có địa chỉ rồi thả về nơi cư trú, vài bữa lại tiếp tục đi xin. Chúng tôi kiến nghị phía trung tâm có phương án căn cơ hơn, chứ địa phương xử lý những trường hợp tái phạm không xuể”- ông Hải băn khoăn. Lãnh đạo phường An Phú khẳng định qua theo dõi lực lượng của phường nhận thấy các đối tượng ăn xin đều có người chăn dắt. Đối tượng chăn dắt thường sử dụng xe máy chở người ăn xin tới các giao lộ và ngồi ở một nơi khuất để quan sát, khi phát hiện có lực lượng chức năng đi tuần tra thì báo động để người ăn xin bỏ chạy. Về vấn đề người ăn xin tràn ra đường phố, ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông và mỹ quan đô thị, chúng tôi đã liên hệ với đơn vị chịu trách nhiệm chính là Sở LĐ-TB-XH nhưng hiện đơn vị này chưa có câu trả lời.