Tuy nhiên, trong 2 thập kỷ qua, các quốc gia từng chịu đựng nạn đói đã bắt đầu chống nạn đói bằng cách tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là Somalia.
Ông Mohamed Abdi Madar sinh sống tại Carro-Yaambo, cách thủ đô Somalia 32km về phía Tây, nơi đang chuyển hóa từng ngày từ sa mạc thành những vườn trồng trọt và cả trang trại gia súc. Cho dù vẫn còn phải chiến đấu chống hạn khi nhiều gia súc chết vì thiếu nước nhưng không giống như nhiều người Somalia khác buộc phải đi lang thang tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống cho người và gia súc, gia đình của ông Madar vẫn ổn định hơn do ông chọn cách sống chung với sa mạc. Điều này được đi kèm với việc cải thiện hệ thống cấp nước và viện trợ. Nhưng quan trọng hơn là sự thay đổi sâu xa cách sống truyền thống của người Somalia, chuyển từ du mục sang định cư tại chỗ.
Trong tháng 6, Liên hiệp quốc ước tính có 6,7 triệu người cần được hỗ trợ lương thực ở Somalia trong số 20 triệu người đói ở Somalia, Yemen, Nam Sudan và Nigeria. Hạn hán đã làm chết 80% gia súc nơi các cộng đồng nông thôn sống theo kiểu du mục. Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) đã tăng cường các biện pháp cứu trợ, cung cấp thiết bị định vị, bộ dụng cụ vệ sinh và nửa triệu liều vaccine sởi. Steven Lauwerier, người đứng đầu UNICEF ở Somalia, cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, những nơi như Somalia từng chịu thảm họa trong thập niên 1980, 1990 và năm 2011 đã dạy cho người Somalia những bài học thích nghi với hoàn cảnh. Thực phẩm và tiền mặt viện trợ: tất cả giúp cho người ta sống và ăn ở một nơi mà không đi lang thang tìm kiếm nước hay tìm sự giúp đỡ. Tại Somalia, các nhà chăn nuôi, các chương trình giảm sự phụ thuộc vào gia súc các dự án nông nghiệp đã tạo nên sự thay đổi.
Ngày nay, ở những nơi như làng Carro - Yaambo đã có nhiều khả năng đương đầu với hạn hán và số người dân bỏ cuộc sống du mục ngày càng nhiều. Nhà ông Madar đang sử dụng hầm trữ nước với tên gọi là “berkad”, có kích thước 13 x 7m, sâu hơn 3m và được phủ để tránh bụi và giảm thiểu bốc hơi. Cộng đồng đã xây dựng 15 berkad trong khu vực này, trong đó các cộng đồng địa phương đào hố và cơ quan viện trợ cung cấp 15.000 USD tiền vật liệu. Nhiều khu vực còn được khoan nước ngầm, huấn luyện các đội quản lý nước địa phương vận hành nguồn nước và cung cấp các viên làm sạch nước để uống.
Làng Yirowe ở Somalia không có lỗ khoan giếng - gây thất vọng kéo dài hàng thập kỷ với những hậu quả nguy hiểm khi hạn hán. Tuy nhiên, nhờ viện trợ và có giếng khoang đã giúp 655 gia đình tại Yirowe định cư và không còn phải du mục. Khi hạn hán gia tăng hồi đầu năm nay, 1/3 gia đình nghèo nhất trong làng nhận được mỗi gia đình 65 USD/tháng trong 3 tháng, sau đó tăng gấp đôi số tiền đó trong lần trả cuối cùng vào tháng thứ tư.
Theo CSM, các nhà kinh tế kết luận rằng quan trọng nhất là chúng ta cần đa dạng hóa nền kinh tế. Cách đây 100 năm, du mục du cư có lẽ là cách tốt nhất để sống trong vùng sa mạc. Nhưng, điều này hiện không còn bền vững nữa.
Ông Mohamed Abdi Madar sinh sống tại Carro-Yaambo, cách thủ đô Somalia 32km về phía Tây, nơi đang chuyển hóa từng ngày từ sa mạc thành những vườn trồng trọt và cả trang trại gia súc. Cho dù vẫn còn phải chiến đấu chống hạn khi nhiều gia súc chết vì thiếu nước nhưng không giống như nhiều người Somalia khác buộc phải đi lang thang tìm kiếm nguồn thức ăn, nước uống cho người và gia súc, gia đình của ông Madar vẫn ổn định hơn do ông chọn cách sống chung với sa mạc. Điều này được đi kèm với việc cải thiện hệ thống cấp nước và viện trợ. Nhưng quan trọng hơn là sự thay đổi sâu xa cách sống truyền thống của người Somalia, chuyển từ du mục sang định cư tại chỗ.
Trong tháng 6, Liên hiệp quốc ước tính có 6,7 triệu người cần được hỗ trợ lương thực ở Somalia trong số 20 triệu người đói ở Somalia, Yemen, Nam Sudan và Nigeria. Hạn hán đã làm chết 80% gia súc nơi các cộng đồng nông thôn sống theo kiểu du mục. Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) đã tăng cường các biện pháp cứu trợ, cung cấp thiết bị định vị, bộ dụng cụ vệ sinh và nửa triệu liều vaccine sởi. Steven Lauwerier, người đứng đầu UNICEF ở Somalia, cho biết cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn chưa kết thúc.
Tuy nhiên, những nơi như Somalia từng chịu thảm họa trong thập niên 1980, 1990 và năm 2011 đã dạy cho người Somalia những bài học thích nghi với hoàn cảnh. Thực phẩm và tiền mặt viện trợ: tất cả giúp cho người ta sống và ăn ở một nơi mà không đi lang thang tìm kiếm nước hay tìm sự giúp đỡ. Tại Somalia, các nhà chăn nuôi, các chương trình giảm sự phụ thuộc vào gia súc các dự án nông nghiệp đã tạo nên sự thay đổi.
Ngày nay, ở những nơi như làng Carro - Yaambo đã có nhiều khả năng đương đầu với hạn hán và số người dân bỏ cuộc sống du mục ngày càng nhiều. Nhà ông Madar đang sử dụng hầm trữ nước với tên gọi là “berkad”, có kích thước 13 x 7m, sâu hơn 3m và được phủ để tránh bụi và giảm thiểu bốc hơi. Cộng đồng đã xây dựng 15 berkad trong khu vực này, trong đó các cộng đồng địa phương đào hố và cơ quan viện trợ cung cấp 15.000 USD tiền vật liệu. Nhiều khu vực còn được khoan nước ngầm, huấn luyện các đội quản lý nước địa phương vận hành nguồn nước và cung cấp các viên làm sạch nước để uống.
Làng Yirowe ở Somalia không có lỗ khoan giếng - gây thất vọng kéo dài hàng thập kỷ với những hậu quả nguy hiểm khi hạn hán. Tuy nhiên, nhờ viện trợ và có giếng khoang đã giúp 655 gia đình tại Yirowe định cư và không còn phải du mục. Khi hạn hán gia tăng hồi đầu năm nay, 1/3 gia đình nghèo nhất trong làng nhận được mỗi gia đình 65 USD/tháng trong 3 tháng, sau đó tăng gấp đôi số tiền đó trong lần trả cuối cùng vào tháng thứ tư.
Theo CSM, các nhà kinh tế kết luận rằng quan trọng nhất là chúng ta cần đa dạng hóa nền kinh tế. Cách đây 100 năm, du mục du cư có lẽ là cách tốt nhất để sống trong vùng sa mạc. Nhưng, điều này hiện không còn bền vững nữa.