Ngư dân trúng luồng tép biển gần bờ

Những ngày này, ngư dân các làng biển ở Thanh Hóa đang phấn khởi thu hoạch luồng tép biển gần bờ. Đây là “lộc biển” hiếm gặp của 2 vụ tép biển chính trong năm.

3b.jpg
Ngư dân Thanh Hóa đánh bắt luồng tép biển gần bờ

Ghi nhận tại các làng biển xã Quảng Hùng, Quảng Đại (TP Sầm Sơn); xã Quảng Hải, Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa)…, ngay từ sáng sớm tinh mơ các bãi biển đã rộn rã tiếng máy kéo, máy nổ, xe máy, tiếng người nói cười bởi các bè mảng liên tục mang theo đầy tép vào bờ.

Clip ngư dân trúng luồng tép biển gần bờ

Ngư dân Nguyễn Văn Thành (xã Quảng Hải) cho biết, tép biển được người dân địa phương gọi là con moi hoặc ruốc. Việc đánh bắt tép chủ yếu trong 2 vụ là vụ Nam (còn gọi là vụ Chiêm) vào tháng 6, 7 Âm lịch và vụ Bắc (vụ Mùa) bắt đầu từ cuối tháng 8 Âm lịch năm nay cho đến tháng Giêng năm sau.

Những ngày này, do biển động, nước “sục” nên tép nổi và đi ăn gần bờ nên ngư dân được lợi “đôi đường” cả về thời gian và chi phí xăng dầu để đánh bắt tép biển. Thông thường, ngư dân phải đi xa khoảng trên 10 hải lý mới bắt được nên mỗi chuyến ra khơi phải đến 12 giờ trưa hoặc 14 giờ chiều mới trở về bờ. Nhưng những ngày này, luồng tép biển vào cách bờ chỉ khoảng 1 hải lý nên ngư dân cứ đánh đủ “mẻ” là vào bờ, sau khi bán xong lại ra chuyến khác. Mỗi ngày, nếu thanh niên khỏe mạnh có thể chạy được 3 chuyến.

Theo các ngư dân, mỗi ngày, một bè mảng có thể đánh bắt được từ 5-8 tạ tép biển. Với giá bán hiện dao động từ 8.000 đồng -10.000 đồng/kg thì mỗi ngày ngư dân cũng thu về tiền triệu. Tép đánh bắt được ngoài bán trực tiếp trong ngày cho người dân ăn tươi, các bè mảng còn nhập cho cơ sở chế biến để xuất khẩu sang các nước như: Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc,…

>> Hình ảnh ngư dân trúng luồng tép biển:

1.jpg
2.jpg
3.jpg
4.jpg
5.jpg
6.JPG
7.jpg
8.jpg
9.jpg
10.jpg
11.jpg

Tin cùng chuyên mục