Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thờ ơ với việc giải ngân vốn.
Ngay từ khi NĐ 67 vừa triển khai, ông Trần Văn Thanh (thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bắt tay ngay vào việc làm hồ sơ để được xét duyệt vay vốn. Liền sau đó, UBND tỉnh phê duyệt ông đủ điều kiện vay vốn ưu đãi đóng mới tàu cá theo mô hình vỏ thép đánh bắt xa bờ. Để có kinh phí thiết kế, làm hồ sơ tín dụng ngân hàng theo quy định, ông Thanh đã bán lại con tàu vỏ gỗ với giá hơn 900 triệu đồng (lúc đóng hơn 2 tỷ đồng). Ông Thanh cho biết: “Tôi rất phấn khởi và đặt niềm tin rất lớn khi NĐ 67 ra đời. Đây được xem là cơ hội để thay đổi cuộc sống, không chỉ vươn khơi làm giàu, mà còn góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Sau khi bán tàu, tôi cùng 2 ngư dân khác ở địa phương ra Bắc vào Nam để nhờ chuyên gia thiết kế mẫu vỏ tàu thép sao phù hợp theo quy định. Chi phí đi lại, thiết kế… hết gần 400 triệu đồng”.
Tuy nhiên, hồ sơ của ông sau khi được chuyển đến Ngân hàng Agribank (chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thì đột nhiên bị từ chối vì cho rằng vốn vay quá lớn. Tháng 11-2015, ông Thanh liên hệ với Ngân hàng BIDV Quảng Nam và được chấp thuận nhận hồ sơ vay vốn 14 tỷ đồng, ông phải đóng tiền đối ứng 750 triệu đồng. Nhưng oái ăm, chờ đợi hơn 1 năm thì Ngân hàng BIDV lại trả lời: “Không thể duyệt hồ sơ”. Ông Thanh lại chuyển hồ sơ qua Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh huyện Thăng Bình), đến nay cũng chưa nhận được câu trả lời... Ông chia sẻ, trong cơn bão Chan Chu năm 2006, sự ra đi vĩnh viễn của 4 người thân trong gia đình đã khiến ông đau khổ đến kiệt sức. Nhưng là trụ cột gia đình, ông phải lo vực dậy tinh thần để làm ăn, nuôi gia đình, con cháu. Nhưng nhiều năm nay, vì không còn tàu vươn khơi, ông buộc phải đi vá lưới và làm thuê cho các tàu bạn kiếm sống.
Không chỉ ông Thanh, tại huyện Thăng Bình, nhiều ngư dân như ông Lương Xiêm, Nguyễn Văn Thìn, Trần Công Mậu, Lê Đức Phú, Phạm Văn Tuân, Trần Công Phô, Nguyễn Văn Cư… cũng rơi vào cảnh “mất tiền” làm hồ sơ và vẫn thất nghiệp.
Ông Trần Văn Thanh (trú thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) bức xúc: “Cứ tin tưởng rằng nguồn vốn vay có thể đến tay mình dễ dàng, vì đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu. Nhưng khi bị các ngân hàng từ chối mới thấy, việc bán tàu gỗ là quyết định sai lầm. Bám biển, làm chủ hơn chục năm trời, giờ đành phải đi làm thuê cho tàu khác, chạy xe ôm kiếm sống qua ngày, quả là bế tắc”.
Ông Nguyễn Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, cho biết, huyện được phân bổ 24 tàu vỏ thép đóng mới theo NĐ 67, nhưng có đến 16 tàu bị từ chối cho vay. Nhiều ngư dân ôm nợ vì đã bán tàu gỗ để có vốn đối ứng. Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, lý do vướng mắc trong quá trình vay vốn đóng tàu mới theo NĐ 67 là do phía ngân hàng luôn phải đảm bảo tiền cho vay được thu hồi. Vì thế, ngư dân cần chứng minh với ngân hàng khi đưa tàu đóng mới đi vào hoạt động sẽ trả được cả tiền lãi lẫn tiền gốc cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ngư dân ở Thăng Bình đều đã làm hồ sơ đầy đủ, không hiểu vì sao vẫn bị ách tắc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng đề nghị: “Giá trị con tàu vỏ thép lên đến hàng chục tỷ đồng, ngư dân không kham nổi nên mới vay các ngân hàng. Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai đóng mới tàu vỏ thép theo NĐ 67 trên địa bàn là khẩn trương, các bên cùng tháo gỡ vướng mắc, tránh gây thiệt hại cho ngư dân”.
Nhằm hạn chế tình trạng “thờ ơ” của một số ngân hàng thương mại, thời gian qua UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm chỉ đạo, trả lời bằng văn bản gửi nhanh về địa phương, việc có cho ngư dân vay vốn hay không, tránh tình trạng kéo dài.
Ngay từ khi NĐ 67 vừa triển khai, ông Trần Văn Thanh (thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bắt tay ngay vào việc làm hồ sơ để được xét duyệt vay vốn. Liền sau đó, UBND tỉnh phê duyệt ông đủ điều kiện vay vốn ưu đãi đóng mới tàu cá theo mô hình vỏ thép đánh bắt xa bờ. Để có kinh phí thiết kế, làm hồ sơ tín dụng ngân hàng theo quy định, ông Thanh đã bán lại con tàu vỏ gỗ với giá hơn 900 triệu đồng (lúc đóng hơn 2 tỷ đồng). Ông Thanh cho biết: “Tôi rất phấn khởi và đặt niềm tin rất lớn khi NĐ 67 ra đời. Đây được xem là cơ hội để thay đổi cuộc sống, không chỉ vươn khơi làm giàu, mà còn góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Sau khi bán tàu, tôi cùng 2 ngư dân khác ở địa phương ra Bắc vào Nam để nhờ chuyên gia thiết kế mẫu vỏ tàu thép sao phù hợp theo quy định. Chi phí đi lại, thiết kế… hết gần 400 triệu đồng”.
Tuy nhiên, hồ sơ của ông sau khi được chuyển đến Ngân hàng Agribank (chi nhánh huyện Thăng Bình, Quảng Nam) thì đột nhiên bị từ chối vì cho rằng vốn vay quá lớn. Tháng 11-2015, ông Thanh liên hệ với Ngân hàng BIDV Quảng Nam và được chấp thuận nhận hồ sơ vay vốn 14 tỷ đồng, ông phải đóng tiền đối ứng 750 triệu đồng. Nhưng oái ăm, chờ đợi hơn 1 năm thì Ngân hàng BIDV lại trả lời: “Không thể duyệt hồ sơ”. Ông Thanh lại chuyển hồ sơ qua Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh huyện Thăng Bình), đến nay cũng chưa nhận được câu trả lời... Ông chia sẻ, trong cơn bão Chan Chu năm 2006, sự ra đi vĩnh viễn của 4 người thân trong gia đình đã khiến ông đau khổ đến kiệt sức. Nhưng là trụ cột gia đình, ông phải lo vực dậy tinh thần để làm ăn, nuôi gia đình, con cháu. Nhưng nhiều năm nay, vì không còn tàu vươn khơi, ông buộc phải đi vá lưới và làm thuê cho các tàu bạn kiếm sống.
Không chỉ ông Thanh, tại huyện Thăng Bình, nhiều ngư dân như ông Lương Xiêm, Nguyễn Văn Thìn, Trần Công Mậu, Lê Đức Phú, Phạm Văn Tuân, Trần Công Phô, Nguyễn Văn Cư… cũng rơi vào cảnh “mất tiền” làm hồ sơ và vẫn thất nghiệp.
Ông Trần Văn Thanh (trú thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) bức xúc: “Cứ tin tưởng rằng nguồn vốn vay có thể đến tay mình dễ dàng, vì đã đảm bảo đầy đủ yêu cầu. Nhưng khi bị các ngân hàng từ chối mới thấy, việc bán tàu gỗ là quyết định sai lầm. Bám biển, làm chủ hơn chục năm trời, giờ đành phải đi làm thuê cho tàu khác, chạy xe ôm kiếm sống qua ngày, quả là bế tắc”.
Ông Nguyễn Văn Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, cho biết, huyện được phân bổ 24 tàu vỏ thép đóng mới theo NĐ 67, nhưng có đến 16 tàu bị từ chối cho vay. Nhiều ngư dân ôm nợ vì đã bán tàu gỗ để có vốn đối ứng. Theo ông Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam, lý do vướng mắc trong quá trình vay vốn đóng tàu mới theo NĐ 67 là do phía ngân hàng luôn phải đảm bảo tiền cho vay được thu hồi. Vì thế, ngư dân cần chứng minh với ngân hàng khi đưa tàu đóng mới đi vào hoạt động sẽ trả được cả tiền lãi lẫn tiền gốc cho ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ngư dân ở Thăng Bình đều đã làm hồ sơ đầy đủ, không hiểu vì sao vẫn bị ách tắc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng đề nghị: “Giá trị con tàu vỏ thép lên đến hàng chục tỷ đồng, ngư dân không kham nổi nên mới vay các ngân hàng. Quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai đóng mới tàu vỏ thép theo NĐ 67 trên địa bàn là khẩn trương, các bên cùng tháo gỡ vướng mắc, tránh gây thiệt hại cho ngư dân”.
Nhằm hạn chế tình trạng “thờ ơ” của một số ngân hàng thương mại, thời gian qua UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm chỉ đạo, trả lời bằng văn bản gửi nhanh về địa phương, việc có cho ngư dân vay vốn hay không, tránh tình trạng kéo dài.