Ngọn nến lung linh

Có lẽ không ít ông bố bà mẹ gặp phải câu hỏi của con sau khi con nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của Ngọc Lễ, rằng sao trong bài hát chỉ có ba, mẹ và con. Thế em con đâu, anh con đâu? Không ít trẻ sau khi nghe bài hát đã mặc định rằng một gia đình chỉ có 3 người. Xem các bảng tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, cũng không ít trẻ thắc mắc, tại sao mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 2 con, và các em lại mặc định trong suy nghĩ rằng một gia đình chỉ có 4 người.

Có lẽ không ít ông bố bà mẹ gặp phải câu hỏi của con sau khi con nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh của Ngọc Lễ, rằng sao trong bài hát chỉ có ba, mẹ và con. Thế em con đâu, anh con đâu? Không ít trẻ sau khi nghe bài hát đã mặc định rằng một gia đình chỉ có 3 người. Xem các bảng tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, cũng không ít trẻ thắc mắc, tại sao mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 2 con, và các em lại mặc định trong suy nghĩ rằng một gia đình chỉ có 4 người.

Vậy một gia đình tốt nhất nên có bao nhiêu con? Các nhà làm luật vẫn còn đang bàn thảo, còn người dân cũng đang có những ý kiến trái chiều về vấn đề này.

Sau thời gian dài tuyên truyền về công tác kế hoạch hóa gia đình, hiện nay việc sinh 2 con đã trở nên khá phổ biến, đặc biệt là tại các đô thị. Theo số liệu của Tổng cục Dân số Việt Nam năm 2014, dân số Việt Nam là 90,5 triệu, tổng tỷ suất sinh luôn dưới mức sinh thay thế kể từ năm 2006 - dưới 2,1 con cho một bà mẹ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự khác biệt về tỷ suất sinh giữa các vùng miền, tỉnh thành như TPHCM là 1,68, còn một số tỉnh như Hà Tĩnh tổng tỷ suất sinh lên đến 2,95, Quảng Trị là 2,75, Kon Tum là 2,7... khiến không ít người quan ngại. Tại những nơi có mức sống cao, cha mẹ có điều kiện chăm lo cho con, các em có điều kiện phát triển toàn diện... thì tỷ suất sinh lại thấp. Còn những vùng khó khăn về kinh tế, cha mẹ ít có điều kiện chăm lo toàn diện cho con... thì tỷ suất sinh lại cao. Có điều gì đó chưa ổn. Số trẻ có điều kiện phát triển toàn diện ngày càng ít, còn số trẻ ít có điều kiện phát triển toàn diện lại ngày càng nhiều. Xét một cách tổng thể, điều này hoàn toàn không có lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đã là cha mẹ ai cũng thương con, cũng chăm lo cho con mình một cách tốt nhất trong điều kiện có thể của gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, tế bào khỏe mạnh thì xã hội mới khỏe mạnh và phát triển. Vậy làm sao để có những tế bào khỏe mạnh? Làm sao để nhân rộng và phát triển những tế bào khỏe mạnh, điều chỉnh những tế bào chưa thật khỏe thành những tế bào khỏe mạnh?... Đó là công việc của những nhà hoạch định chính sách về dân số. Chính sách dân số, cơ cấu giới tính, điều kiện phát triển cho mỗi cá nhân... có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mong rằng Luật Dân số mà Quốc hội đang xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu của xã hội, để mỗi gia đình Việt Nam đều là những ngọn nến lung linh hạnh phúc.

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG THỨ BẢY

Tin cùng chuyên mục