Đã có nhiều nghị quyết chuyên đề về vấn đề này, nhưng sự chuyển biến, nói thẳng thắn, chưa được như mong muốn. Ngược lại có phần xấu hơn như: suy thoái về chính trị, đạo đức và lối sống. Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương “đột phá” vào khâu trọng yếu nhất, đó là nhận thức chính trị; đạo đức và lối sống.
Từ hơn chục năm nay, Đảng ta phát động học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì sao vậy? Trước hết Bác Hồ là tấm gương đạo đức sáng trong. Cả cuộc đời Bác hy sinh vì nước vì dân. Không những thế, Bác Hồ đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó vấn đề phẩm chất đạo đức cách mạng được Người quan tâm nhất. Bác chỉ rõ, khi đất nước có giặc, người ta có thể hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình để giành độc lập, bảo vệ đất nước. Nhưng khi đã giành được chính quyền, bản thân họ được sắp xếp một vị trí nhất định nào đó trong bộ máy quản lý xã hội thì cái tôi trong họ xuất hiện; đôi khi nó tỷ lệ thuận với trách nhiệm mà xã hội giao cho họ. Và như thế, cần thường xuyên trau dồi trách nhiệm chính trị và nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ này.
Phẩm chất đạo đức cách mạng sáng chói nhất của Bác là yêu nước, thương dân; chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta trong cuộc vận động lớn này đã tập trung vào những vấn đề cơ bản ấy.
Thứ nhất, nội dung chính là học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.
Thứ hai, vừa học tập vừa làm theo.
Thứ ba, đối tượng học tập và làm theo là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; trong đó chú trọng đặc biệt đến đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể - những người có chức có quyền.
Thực tế, hơn thập kỷ qua, thử nhìn lại cuộc vận động chính trị có tầm chiến lược này đã đạt được kết quả như thế nào? Bên cạnh những vấn đề đạt được là cơ bản, phải thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều bất cập. Trước hết, cần đánh giá cho đúng sự chuyển biến về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của toàn xã hội, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thứ hai, cần nghiêm túc xem lại, đối tượng chính của việc học tập và làm theo Bác là những cán bộ có chức có quyền đã thực sự chuyển biến về đạo đức, lối sống, hay chỉ “học tập” mà không “làm theo”. Trái lại, có phần còn nghiêm trọng hơn, như các “tấm gương đen” đang xử lý có liên quan trực tiếp đến cán bộ cấp cao của Đảng. Thứ ba, nên xem lại việc tổ chức triển khai có đúng như mục đích yêu cầu khi đặt ra: thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí..., hay cũng giống như một số cuộc vận động khác, nặng về phong trào, làm cho có, tốn kém tiền bạc và thời giờ của nhân dân?
Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiêm túc đánh giá lại việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là việc làm thiết thực và bổ ích.
Từ hơn chục năm nay, Đảng ta phát động học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vì sao vậy? Trước hết Bác Hồ là tấm gương đạo đức sáng trong. Cả cuộc đời Bác hy sinh vì nước vì dân. Không những thế, Bác Hồ đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó vấn đề phẩm chất đạo đức cách mạng được Người quan tâm nhất. Bác chỉ rõ, khi đất nước có giặc, người ta có thể hy sinh tất cả, kể cả tính mạng của mình để giành độc lập, bảo vệ đất nước. Nhưng khi đã giành được chính quyền, bản thân họ được sắp xếp một vị trí nhất định nào đó trong bộ máy quản lý xã hội thì cái tôi trong họ xuất hiện; đôi khi nó tỷ lệ thuận với trách nhiệm mà xã hội giao cho họ. Và như thế, cần thường xuyên trau dồi trách nhiệm chính trị và nuôi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ này.
Phẩm chất đạo đức cách mạng sáng chói nhất của Bác là yêu nước, thương dân; chí công vô tư, cần kiệm liêm chính. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ta trong cuộc vận động lớn này đã tập trung vào những vấn đề cơ bản ấy.
Thứ nhất, nội dung chính là học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.
Thứ hai, vừa học tập vừa làm theo.
Thứ ba, đối tượng học tập và làm theo là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; trong đó chú trọng đặc biệt đến đội ngũ cán bộ chủ chốt trong bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể - những người có chức có quyền.
Thực tế, hơn thập kỷ qua, thử nhìn lại cuộc vận động chính trị có tầm chiến lược này đã đạt được kết quả như thế nào? Bên cạnh những vấn đề đạt được là cơ bản, phải thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều bất cập. Trước hết, cần đánh giá cho đúng sự chuyển biến về nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của toàn xã hội, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thứ hai, cần nghiêm túc xem lại, đối tượng chính của việc học tập và làm theo Bác là những cán bộ có chức có quyền đã thực sự chuyển biến về đạo đức, lối sống, hay chỉ “học tập” mà không “làm theo”. Trái lại, có phần còn nghiêm trọng hơn, như các “tấm gương đen” đang xử lý có liên quan trực tiếp đến cán bộ cấp cao của Đảng. Thứ ba, nên xem lại việc tổ chức triển khai có đúng như mục đích yêu cầu khi đặt ra: thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí..., hay cũng giống như một số cuộc vận động khác, nặng về phong trào, làm cho có, tốn kém tiền bạc và thời giờ của nhân dân?
Kỷ niệm 127 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghiêm túc đánh giá lại việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người là việc làm thiết thực và bổ ích.