Đắt xắt ra miếng!
Trên trang facebook của một cửa hàng kinh doanh trái cây ngoại nhập ở quận Bình Thạnh vừa thông báo nhập về 6 thùng khóm ngoại với giá 150.000 đồng/kg và chỉ trong thời gian ngắn, số hàng trên được đặt mua hết. Người chậm hơn phải chờ thêm vài ngày nữa mới có hàng. Chị Lê Thị Oanh, quản lý trang facebook trên cho biết, đây là khóm nhập từ lãnh thổ Đài Loan, mỗi thùng 6 trái, nặng khoảng 9kg. Loại khóm này đã có mặt ở Việt Nam gần 2 năm qua nhưng vẫn chưa hết “sốt” do số lượng nhập về có hạn, nhiều khách hàng chưa dùng thử loại này nên hàng về bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Mỗi trái khóm ngoại nặng từ 1,4 - 1,6/kg, có trái nặng tới 2kg. Như vậy, mỗi trái khóm đến tay khách hàng có giá tầm 300.000 đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, khóm Đài Loan có kích thước lớn gấp 2 - 3 lần các loại khóm của Việt Nam, có lớp vỏ xù xì, khô cứng, nhiều mắt và các mắt cách xa nhau hơn so với khóm Việt. Khi vận chuyển, để tránh giập nát, tiểu thương đã cẩn thận bọc trong loại vỏ xốp vàng, có nhiều lỗ thoáng khí.
Khóm Đài Loan có phần ruột vàng nhạt, mùi thơm. Tuy nhiên, vị ngọt của loại này có phần nhẹ hơn so với khóm mật của Việt Nam, chúng hơi có vị chua thanh mát. Múi xốp và nhiều nước. Chia sẻ về khóm ngoại, anh Nguyễn Ngọc Minh, một kỹ sư nông nghiệp tại TPHCM, cho biết lãnh thổ Đài Loan trồng rất nhiều khóm và xuất khẩu không ít giống khóm thương mại đến thị trường Mỹ, Australia, Canada và một số nước châu Á. Một số giống quen thuộc có thể kể đến như Osmanthus, Cherimoya, Fumu Cayenne. Sản phẩm được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất nước, thực phẩm đóng chai hoặc công nghiệp dược phẩm. “Tuy nhiên, cũng như các giống khóm trong nước, nếu ăn nhiều có thể gây táo bón. Vì thế, người dùng cần cân nhắc trước khi mua, không nên chạy theo tâm lý sính ngoại”, anh Minh tư vấn.
Nan giải bài toán đầu ra
Ông Bùi Công Thành, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (ấp Tân Phong, xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang), cho biết các giống khóm ngoại có thể hấp dẫn người tiêu dùng do hình dáng đẹp, bảo quản cẩn thận, trọng lượng đồng đều và có thể bảo quản được lâu. Còn khóm Tân Phước có trọng lượng từ 0,7 - 2,5kg/trái, phổ biến 1 - 1,2 kg/trái, những trái nhỏ hơn nông dân phải bán xô cho các cơ sở bán nước ép hoặc làm mứt, bánh kẹo… với giá rất rẻ. “Do tập quán canh tác truyền thống, ít chú trọng khâu bảo quản, chăm sóc trái sau khi thu hoạch nên thường chỉ trữ được vài ngày, trong khi các loại nhập khẩu, người tiêu dùng mua về có thể để cả tháng vẫn không hư”, ông thành nhận xét.
Thế nên, khóm Tân Phước (giống khóm Queen) dù là sản phẩm nông nghiệp chính của Tiền Giang, có chất lượng không thua kém bất cứ sản phẩm dứa nào, tuy nhiên hiện nay, giá khóm Tân Phước đang rất rẻ. Nếu bán xô cho thương lái chỉ được giá 3.500 đồng/kg; nếu thương lái vào vườn lựa trái lớn, chất lượng tốt nhất thì được giá 4.500 đồng/kg (tuy nhiên số lượng này không nhiều, chỉ khoảng 30% số lượng trái trong vườn). Số còn lại nông dân phải bán giá rẻ hơn, thậm chí bán mão cả đống để kiếm thêm chút tiền.
Đề cập đến chuyện xuất khẩu, bà Lê Thị Hà, hộ nông trồng khóm ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chua chát: “Khóm Việt Nam vẫn đang gặp khó ở khâu bảo quản sau thu hoạch. Ít được bao trái lại vận chuyển không đúng cách khiến trái dễ bị giập, ảnh hưởng tới chất lượng và hình thức mỹ quan bên ngoài. Nếu xuất khẩu thì phải ép nước, cô đặc hoặc làm mứt, làm bánh… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm này, doanh nghiệp thường chờ đến khi giá khóm tại ruộng rẻ bèo họ mới mua. Vì thế nông dân ít khi bán được khóm giá cao cho các mối chế biến trái cây xuất khẩu”.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng có thể các sản phẩm khóm nhập khẩu hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam ở hình dáng đẹp, bảo quản sang trọng, bắt mắt. Còn về phần chất lượng, chưa chắc “ai hơn ai”, vì các sản phẩm nhập khẩu bày bán trên thị trường ít khi được người bán trưng đầy đủ giấy tờ kiểm dịch hoặc các chứng nhận về chuẩn chất lượng của sản phẩm. Theo bà Võ Mai, đối với nông sản trong nước, sở dĩ có giá quá rẻ vì người dân thường trồng theo xu hướng tâm lý, trồng một cách ồ ạt. Trong khi đó, cơ quan quản lý tại Việt Nam chưa xây dựng được kế hoạch đầu ra và đầu vào phù hợp để định hướng người dân trồng theo quy luật thị trường hoặc phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.
“Để giúp nông dân thoát khỏi tình trạng này, cơ quan quản lý cần giám sát và khảo sát nhu cầu thị trường và đưa ra kế hoạch định hướng cho người trồng sát với thực tế. Song song đó, các doanh nghiệp cần vào cuộc để phát triển công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt khâu chế biến cần được đẩy mạnh để tạo đầu ra cho nông dân…”, TS Võ Mai đề xuất.
Trên trang facebook của một cửa hàng kinh doanh trái cây ngoại nhập ở quận Bình Thạnh vừa thông báo nhập về 6 thùng khóm ngoại với giá 150.000 đồng/kg và chỉ trong thời gian ngắn, số hàng trên được đặt mua hết. Người chậm hơn phải chờ thêm vài ngày nữa mới có hàng. Chị Lê Thị Oanh, quản lý trang facebook trên cho biết, đây là khóm nhập từ lãnh thổ Đài Loan, mỗi thùng 6 trái, nặng khoảng 9kg. Loại khóm này đã có mặt ở Việt Nam gần 2 năm qua nhưng vẫn chưa hết “sốt” do số lượng nhập về có hạn, nhiều khách hàng chưa dùng thử loại này nên hàng về bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Mỗi trái khóm ngoại nặng từ 1,4 - 1,6/kg, có trái nặng tới 2kg. Như vậy, mỗi trái khóm đến tay khách hàng có giá tầm 300.000 đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, khóm Đài Loan có kích thước lớn gấp 2 - 3 lần các loại khóm của Việt Nam, có lớp vỏ xù xì, khô cứng, nhiều mắt và các mắt cách xa nhau hơn so với khóm Việt. Khi vận chuyển, để tránh giập nát, tiểu thương đã cẩn thận bọc trong loại vỏ xốp vàng, có nhiều lỗ thoáng khí.
Khóm Đài Loan có phần ruột vàng nhạt, mùi thơm. Tuy nhiên, vị ngọt của loại này có phần nhẹ hơn so với khóm mật của Việt Nam, chúng hơi có vị chua thanh mát. Múi xốp và nhiều nước. Chia sẻ về khóm ngoại, anh Nguyễn Ngọc Minh, một kỹ sư nông nghiệp tại TPHCM, cho biết lãnh thổ Đài Loan trồng rất nhiều khóm và xuất khẩu không ít giống khóm thương mại đến thị trường Mỹ, Australia, Canada và một số nước châu Á. Một số giống quen thuộc có thể kể đến như Osmanthus, Cherimoya, Fumu Cayenne. Sản phẩm được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất nước, thực phẩm đóng chai hoặc công nghiệp dược phẩm. “Tuy nhiên, cũng như các giống khóm trong nước, nếu ăn nhiều có thể gây táo bón. Vì thế, người dùng cần cân nhắc trước khi mua, không nên chạy theo tâm lý sính ngoại”, anh Minh tư vấn.
Nan giải bài toán đầu ra
Ông Bùi Công Thành, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (ấp Tân Phong, xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang), cho biết các giống khóm ngoại có thể hấp dẫn người tiêu dùng do hình dáng đẹp, bảo quản cẩn thận, trọng lượng đồng đều và có thể bảo quản được lâu. Còn khóm Tân Phước có trọng lượng từ 0,7 - 2,5kg/trái, phổ biến 1 - 1,2 kg/trái, những trái nhỏ hơn nông dân phải bán xô cho các cơ sở bán nước ép hoặc làm mứt, bánh kẹo… với giá rất rẻ. “Do tập quán canh tác truyền thống, ít chú trọng khâu bảo quản, chăm sóc trái sau khi thu hoạch nên thường chỉ trữ được vài ngày, trong khi các loại nhập khẩu, người tiêu dùng mua về có thể để cả tháng vẫn không hư”, ông thành nhận xét.
Thế nên, khóm Tân Phước (giống khóm Queen) dù là sản phẩm nông nghiệp chính của Tiền Giang, có chất lượng không thua kém bất cứ sản phẩm dứa nào, tuy nhiên hiện nay, giá khóm Tân Phước đang rất rẻ. Nếu bán xô cho thương lái chỉ được giá 3.500 đồng/kg; nếu thương lái vào vườn lựa trái lớn, chất lượng tốt nhất thì được giá 4.500 đồng/kg (tuy nhiên số lượng này không nhiều, chỉ khoảng 30% số lượng trái trong vườn). Số còn lại nông dân phải bán giá rẻ hơn, thậm chí bán mão cả đống để kiếm thêm chút tiền.
Đề cập đến chuyện xuất khẩu, bà Lê Thị Hà, hộ nông trồng khóm ở thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chua chát: “Khóm Việt Nam vẫn đang gặp khó ở khâu bảo quản sau thu hoạch. Ít được bao trái lại vận chuyển không đúng cách khiến trái dễ bị giập, ảnh hưởng tới chất lượng và hình thức mỹ quan bên ngoài. Nếu xuất khẩu thì phải ép nước, cô đặc hoặc làm mứt, làm bánh… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm này, doanh nghiệp thường chờ đến khi giá khóm tại ruộng rẻ bèo họ mới mua. Vì thế nông dân ít khi bán được khóm giá cao cho các mối chế biến trái cây xuất khẩu”.
Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho rằng có thể các sản phẩm khóm nhập khẩu hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam ở hình dáng đẹp, bảo quản sang trọng, bắt mắt. Còn về phần chất lượng, chưa chắc “ai hơn ai”, vì các sản phẩm nhập khẩu bày bán trên thị trường ít khi được người bán trưng đầy đủ giấy tờ kiểm dịch hoặc các chứng nhận về chuẩn chất lượng của sản phẩm. Theo bà Võ Mai, đối với nông sản trong nước, sở dĩ có giá quá rẻ vì người dân thường trồng theo xu hướng tâm lý, trồng một cách ồ ạt. Trong khi đó, cơ quan quản lý tại Việt Nam chưa xây dựng được kế hoạch đầu ra và đầu vào phù hợp để định hướng người dân trồng theo quy luật thị trường hoặc phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.
“Để giúp nông dân thoát khỏi tình trạng này, cơ quan quản lý cần giám sát và khảo sát nhu cầu thị trường và đưa ra kế hoạch định hướng cho người trồng sát với thực tế. Song song đó, các doanh nghiệp cần vào cuộc để phát triển công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt khâu chế biến cần được đẩy mạnh để tạo đầu ra cho nông dân…”, TS Võ Mai đề xuất.