Nghĩa cử đẹp của người thầy giáo vùng cao

Không những hiến đất mở trường, thầy Chính còn quan tâm đến hoàn cảnh của các em học sinh. Chương trình “Tết vì bạn nghèo” được thầy tổ chức mỗi khi xuân về để kêu gọi quyên góp, mua quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Nằm trên quốc lộ 14G, Trường Tiểu học Sông Vàng, điểm trường thuộc xã Ba là nơi học tập của gần 80 học sinh đồng bào vùng cao. Để có được ngôi trường khang trang cho các em học tập, thầy Phạm Văn Chính (52 tuổi, Hiệu phó Trường Tiểu học xã Ba, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã hiến 2.000m2 đất để xây trường, đưa con chữ đến gần hơn với các em đồng bào Cơ Tu.

Năm 1987, thầy Chính tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Thanh Khê 6 (TP Đà Nẵng), thầy xung phong lên cắm bản tại Trường Tiểu học Tr’hy ở huyện Hiên (nay là huyện Đông Giang và huyện Tây Giang). Bấy giờ, huyện Hiên đời sống còn nhiều khó khăn, phải đi đoạn đường gần chục cây số mới có một vài hộ dân sinh sống.

“Lúc đó, giáo viên chúng tôi đi dạy phải băng rừng. Trời nắng thì không sao, chứ trời mưa đất đỏ chảy theo dòng nước, đường nhầy nhụa, khó đi vô cùng”, thầy Chính nhớ lại.

Người dân ở huyện Hiên chủ yếu là đồng bào Cơ Tu, đến cái ăn còn thiếu nên việc cho con đến trường với họ chỉ là việc thứ yếu. Bên cạnh rào cản về ngôn ngữ, các em còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán truyền thống nên có tâm lý “sợ đến trường”. Các em đến trường bữa được bữa mất, hôm thì nghỉ học vào rừng hái hoa đót, hôm lại nghỉ để theo cha mẹ vào rẫy. Những hôm đến lớp không thấy học sinh, thầy Chính lại cùng các thầy cô đến nhà vận động người dân đưa con đến trường.

Nghĩa cử đẹp của người thầy giáo vùng cao ảnh 1 Thầy Chính thường xuyên xuống lớp thăm hỏi, động viên học sinh
Nhắc lại những khó khăn ngày ấy, thầy Chính kể: “Nhìn cảnh các em mang áo cộc tay, đi chân đất theo ba mẹ lên rẫy, chúng tôi thật sự rất thương. Những đợt trời mưa chúng tôi phải cõng các em băng qua đoạn đường đất đỏ nhão nhoẹt để đến trường”.

Công tác ở Trường Tiểu học Tr’hy được 2 năm thì thầy được chuyển về Trường Tiểu học A Vương. “Mỗi sáng đầu tuần chúng tôi lại mở chiến dịch vận động người dân đưa con em đến trường. Khó khăn nhất là sau kỳ nghỉ hè, các em ngại đến trường và phụ huynh thì muốn con ở nhà để phụ nương rẫy...”, thầy Chính chia sẻ.

Trường thứ ba thầy Chính được điều về công tác là Trường Tiểu học xã Ba. “Hơn 20 năm công tác ở trường là ngần ấy thời gian tôi chứng kiến cảnh các em học sinh đồng bào mỗi ngày phải đi bộ hơn 7 cây số để đến trường”, thầy Chính mở đầu lý do việc hiến đất của mình.

Thương cảnh các em đầu trần đi bộ dưới cái nắng gắt của mùa hè hay chịu lạnh buốt dưới những đợt mưa mùa đông, thầy Chính bắt tay tìm nguồn tài trợ để xây trường mới cho các em ở xa. Trong lúc đang bế tắc về kinh phí thì thầy nhận được thông báo phía Nhật Bản đang có chương trình hỗ trợ xây trường học. Không chần chừ, thầy Chính liền hiến 2.000m2 đất của mình để làm trường học. “Ngày dựng lên tấm bảng “Trường Tiểu học Sông Vàng, điểm trường thuộc Trường Tiểu học xã Ba” tôi như không tin vào mắt mình. Cuối cùng thì kế hoạch xây trường cho các em đồng bào đã được hoàn thành”, thầy Chính kể.

Từ 3 phòng học đầu tiên, đến nay Trường Tiểu học Sông Vàng (nằm ở thôn Giáp Kiền) đã có đến 6 phòng học. Trong đó có 5 phòng học từ lớp 1 đến lớp 5, một phòng còn lại vừa là phòng họp của giáo viên, phòng nghỉ trưa và cũng là phòng kho của nhà trường. Toàn trường hiện có 77 học sinh, trong đó 72 em là người đồng bào Cơ Tu.

Cô Trần Thị Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Sông Vàng, tâm sự: “Tất cả các giáo viên đang giảng dạy tại đây đều rất quý cái tâm của thầy Chính. Nhờ thầy mà giáo viên chúng tôi có cơ hội được đứng trên bục giảng, các em học sinh đỡ vất vả hơn trong việc đến trường. Các em đồng bào Cơ Tu học ở đây rất ngoan. Chúng tôi mong sẽ có được nguồn kinh phí để đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị để các em cũng có điều kiện học tập như dưới miền xuôi”.

Không những hiến đất mở trường, thầy Chính còn quan tâm đến hoàn cảnh của các em học sinh. Chương trình “Tết vì bạn nghèo” được thầy tổ chức mỗi khi xuân về để kêu gọi quyên góp, mua quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Cân, Phó Chủ tịch UBND xã Ba, cho biết: “Địa phương rất trân trọng tấm lòng của thầy Chính. Hành động đẹp của thầy được chính quyền địa phương tuyên dương trong ngày tổng kết phong trào xây dựng nông thôn mới. Nhờ có thầy mà các em học sinh đi học gần hơn, có điều kiện học tập tốt”.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực đợt 1 - năm 2025 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại điểm thi Trường ĐH Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Hơn 128.000 thí sinh thi đánh giá năng lực, ngày 16-4 công bố điểm

Sáng 30-3, hơn 128.000 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do ĐHQG TPHCM tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là đợt thi có thí sinh dự thi đông nhất sau 8 năm tổ chức. Ngoài các trường thành viên của ĐHQG TPHCM, năm nay có gần 100 trường ĐH, CĐ trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.