Nghề ủ giá đỗ bằng cát ven sông Trà Khúc đang dần mai một

Từng là nghề truyền thống của người dân thị trấn Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), nghề ủ giá đỗ thủ công bằng cát ven sông Trà Khúc hiện chỉ còn vài hộ bám trụ.

Clip: Khám phá nghề ủ giá đỗ thủ công bằng cát ven sông Trà Khúc. Thực hiện: NGUYỄN TRANG

Trước đây, hơn 100 hộ dân thị trấn Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) làm giá đỗ bằng cách sử dụng cát mịn ven sông sau mùa lũ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề dần mai một do không cạnh tranh được với giá công nghiệp, cộng thêm điều kiện thời tiết thay đổi và việc khai thác cát làm biến đổi môi trường sống.

lam dau gia 9 (1 of 1).jpg
DAT_7069.JPG
Gia đình bà Nguyễn Thị Phước là 1 trong 3 hộ ở ven sông Trà Khúc còn giữ nghề làm giá đỗ ủ trong cát. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Bà Nguyễn Thị Phước (66 tuổi), người có hơn 40 năm làm nghề, cho biết hiện chỉ còn 3 hộ duy trì công việc này. Để có 6kg giá đỗ, cần 1kg đậu xanh và 4 ngày ủ trong cát. Mỗi ngày, bà thu khoảng 20kg giá, bán cho thương lái với giá 10.000 đồng/kg.

Bà Phước cho biết giá đỗ ủ trong cát được đánh giá cao về chất lượng: sạch, thơm, không hóa chất. Tuy nhiên, thu nhập thấp và công sức bỏ ra nhiều khiến nghề ngày càng ít người theo đuổi.

“Nghề này lấy công làm lời, nhưng chi phí đầu vào vẫn phải lo. Giờ tôi chỉ còn làm vì quen tay và yêu nghề,” bà Phước chia sẻ.

lam dau gia 6 (1 of 1).jpg
Bà Phước chuẩn bị thùng phuy đã đổ đầy cát, cát được chọn là cát phù sa, không bị nhiễm mặn. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 19 (1 of 1).jpg
Tiếp đến là rải đậu xanh đã ngâm theo quy trình 1 lớp cát, 1 lớp đậu xanh. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 12 (1 of 1).jpg
Sau khi ủ đậu xanh trong cát thì cần thực hiện tưới nước 2 lần/ngày. Bà Phước dùng nước giếng khoan để tưới. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 13 (1 of 1).jpg
Sau 4 ngày ủ, những mầm giá đã lên. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 15 (1 of 1).jpg
Những cây giá đỗ dài, trắng ngần được ủ trong cát. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 10 (1 of 1).jpg
Tiếp đến, đổ thùng cát ra ngoài để dễ dàng thu hoạch giá đỗ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 8 (1 of 1).jpg
Dùng rổ để sàng cát, giữ lấy giá đỗ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 20 (1 of 1).jpg
Công việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi chỉ còn lại giá đỗ trên rổ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 16 (1 of 1).jpg
Tiếp đến, bà Phước loại bỏ những cây giá không đạt chuẩn, hư hỏng. Ảnh: NGUYỄN TRANG
DAT_7074.JPG
Theo bà Phước, một số cây giá đỗ bị hư hỏng là do một số hạt đậu có chất lượng kém. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 14 (1 of 1).jpg
lam dau gia 2 (1 of 1).jpg
Giá đỗ ủ trong cát ở vùng sông Trà Khúc có cây giá dài, trắng, rễ nhiều, vị thơm ngọt. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 5 (1 of 1).jpg
Cuối cùng là rửa sạch giá đỗ trước khi bán. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 21 (1 of 1).jpg
Mỗi ngày, bà Phước bán khoảng 20kg giá đỗ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 23 (1 of 1).jpg
Bà Phước cũng dùng nước giếng khoan để rửa sạch giá đỗ. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 22 (1 of 1).jpg
Giá đỗ sau khi được rửa sạch. Ảnh: NGUYỄN TRANG
lam dau gia 11 (1 of 1).jpg
Nhiều năm nay, bà Phước vẫn dùng chiếc xe đạp để chở giá đỗ xuống chợ phố bán cho thương lái. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Tin cùng chuyên mục