Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2324 ngày 9-8, về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi”.

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, có lịch sử hơn 300 năm. Nhiều kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện hàng trăm hiện vật, gồm nhiều chủng loại, chất liệu khác nhau, ở nhiều thời kỳ tại Quảng Ngãi. Các di chỉ này là minh chứng thuyết phục về cư dân tiền sử từng chế tác gốm tại đây, Phổ Khánh là một trong những vùng làm gốm cổ in đậm dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh.

gốm phỏ khánh
Nghề làm gốm ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
gốm
Người dân xuất bán các sản phẩm từ gốm đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh

Thời hưng thịnh, làng gốm Phổ Khánh từng có trên 300 hộ dân làm nghề, do sức ép của thị trường, làng gốm nay chỉ còn khoảng 10 hộ làm nghề, tập trung tại các thôn Vĩnh An, thôn Trung Sơn.

Gốm Phổ Khánh hoàn toàn là gốm mộc, không sử dụng một loại nước men nào. Để có mẻ gốm đạt chất lượng, người thợ phải biết cách xem lửa và dừng đúng lúc, thông thường, thời gian nung sẽ kéo dài từ 14 đến 24 tiếng đồng hồ.

gốm
Gốm Phổ Khánh hoàn toàn là gốm mộc
gốm
Vẫn còn những người giữ nghề, gắn bó với gốm

Để giữ gìn, phát triển nghề truyền thống, chính quyền xã Phổ Khánh đăng ký gốm được sản xuất tại đây là sản phẩm OCOP. Đồng thời, vận động người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích duy trì sản xuất thủ công song hành với sản xuất bằng máy, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa gìn giữ nghề truyền thống.

Tin cùng chuyên mục