Số lượng đầu việc ít
Như một trào lưu chung, hiện nay cơ sở đào tạo nào cũng tự đứng ra tổ chức ngày hội việc làm, ngày hội tuyển dụng. Những ngày hội này thường được tổ chức vào thời điểm “nhàn rỗi” khi sinh viên ra trường, nhà trường không bận rộn với công tác tuyển sinh. Với xuất phát điểm và mục tiêu chính là mang việc làm và nhà tuyển dụng đến với sinh viên, song ngày hội tuyển dụng hiện nay lại đã trở thành ngày hội tổng hợp với hàng loạt nội dung kèm theo như: giao lưu doanh nghiệp (DN) - sinh viên, bàn về xu thế hội nhập, sinh viên cần trang bị những gì cho hành trang tìm việc, trao học bổng, các cuộc thi cho sinh viên… nhằm hút được càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia.
Lần thứ 20 tổ chức ngày hội việc làm, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TPHCM kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 6.000 - 8000 sinh viên tham dự. Thế nhưng, ngày hội chỉ có hơn 40 gian hàng của các DN tham gia, với số đầu việc cần tuyển dụng vỏn vẹn chỉ khoảng 400. Chỉ tính riêng sinh viên tốt nghiệp ra trường của cơ sở này đã gấp gần chục lần con số cần tuyển (hơn 3.500 sinh viên tốt nghiệp). Tương tự, ngày hội việc làm do Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM tổ chức cũng có số đầu việc chỉ ở mức 400 - 500, ở các lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, marketing, kế toán, thương mại…
Tuy nhiên, một số trường nhờ có thuận lợi về cơ sở vật chất hoặc có sự kết nối hợp lý nên hiệu quả có phần khả quan hơn. Cụ thể như ngày hội tuyển dụng tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thu hút khoảng 15.000 sinh viên của trường và các trường ĐH, cao đẳng tại khu vực quận Thủ Đức tham gia. Số đầu việc tuyển dụng trong ngày hội hàng năm 1.500 - 2.000 vị trí. Tương tự, ngày hội tuyển dụng của Trường ĐH Công nghệ TPHCM thu hút số DN hàng năm đều tăng. Năm nay, dự kiến ngày hội có 6.000 vị trí tuyển dụng đa dạng ngành nghề cho sinh viên đang học cũng như đã tốt nghiệp ra trường.
Tốn kém
Qua nhiều lần tham gia các ngày hội tuyển dụng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM, bà Phạm Thanh Lan, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Tập đoàn Merap, chia sẻ: “Tôi thấy hồ sơ sinh viên của trường ứng cử vào công ty chỉ khoảng 20%, trong đó phần đông lại là sinh viên năm 1, 2, 3, chứ năm cuối hay đã tốt nghiệp rất ít. Tuy nhiên, năm nào công ty cũng phải tham gia để quảng bá thương hiệu đến sinh viên”. Trao đổi về việc ngày hội việc làm có còn phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay không, đại diện Trường ĐH Kinh tế TPHCM thẳng thắn: “Việc tổ chức ngày hội theo cách truyền thống đúng là quá tốn kém, phải huy động nhiều người nhưng hiệu quả không như mong muốn. Sắp tới, trường sẽ thay thế bằng cách cho ra mắt Cổng thông tin tuyển dụng để nhà tuyển dụng, sinh viên thuận lợi và nhanh chóng tương tác trực tiếp với nhau”.
Một đơn vị tham gia tuyển dụng tại nhiều trường thuộc khối kinh tế tại TPHCM cũng đồng tình chia sẻ, việc DN hiện nay tham gia các ngày hội việc làm ở các trường chủ yếu là để giữ mối quan hệ. Những trường nào nói tuyển dụng việc làm đến con số vài ngàn việc làm chỉ là “chém gió”. “Nếu có hồ sơ nào đăng ký, chúng tôi nhận rồi sau đó liên hệ mời ứng viên lên phỏng vấn, kiểm tra lại hồ sơ… Tiếp đó, giám đốc công ty mới quyết định có tuyển dụng hay không. Điều này có nghĩa là hồ sơ từ ngày hội đến hợp đồng tuyển dụng hay nhân viên trong một công ty là một khoảng cách rất xa”, vị này cho hay.
Như một trào lưu chung, hiện nay cơ sở đào tạo nào cũng tự đứng ra tổ chức ngày hội việc làm, ngày hội tuyển dụng. Những ngày hội này thường được tổ chức vào thời điểm “nhàn rỗi” khi sinh viên ra trường, nhà trường không bận rộn với công tác tuyển sinh. Với xuất phát điểm và mục tiêu chính là mang việc làm và nhà tuyển dụng đến với sinh viên, song ngày hội tuyển dụng hiện nay lại đã trở thành ngày hội tổng hợp với hàng loạt nội dung kèm theo như: giao lưu doanh nghiệp (DN) - sinh viên, bàn về xu thế hội nhập, sinh viên cần trang bị những gì cho hành trang tìm việc, trao học bổng, các cuộc thi cho sinh viên… nhằm hút được càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia.
Lần thứ 20 tổ chức ngày hội việc làm, Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TPHCM kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 6.000 - 8000 sinh viên tham dự. Thế nhưng, ngày hội chỉ có hơn 40 gian hàng của các DN tham gia, với số đầu việc cần tuyển dụng vỏn vẹn chỉ khoảng 400. Chỉ tính riêng sinh viên tốt nghiệp ra trường của cơ sở này đã gấp gần chục lần con số cần tuyển (hơn 3.500 sinh viên tốt nghiệp). Tương tự, ngày hội việc làm do Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM tổ chức cũng có số đầu việc chỉ ở mức 400 - 500, ở các lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, marketing, kế toán, thương mại…
Tuy nhiên, một số trường nhờ có thuận lợi về cơ sở vật chất hoặc có sự kết nối hợp lý nên hiệu quả có phần khả quan hơn. Cụ thể như ngày hội tuyển dụng tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thu hút khoảng 15.000 sinh viên của trường và các trường ĐH, cao đẳng tại khu vực quận Thủ Đức tham gia. Số đầu việc tuyển dụng trong ngày hội hàng năm 1.500 - 2.000 vị trí. Tương tự, ngày hội tuyển dụng của Trường ĐH Công nghệ TPHCM thu hút số DN hàng năm đều tăng. Năm nay, dự kiến ngày hội có 6.000 vị trí tuyển dụng đa dạng ngành nghề cho sinh viên đang học cũng như đã tốt nghiệp ra trường.
Tốn kém
Qua nhiều lần tham gia các ngày hội tuyển dụng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM, bà Phạm Thanh Lan, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Tập đoàn Merap, chia sẻ: “Tôi thấy hồ sơ sinh viên của trường ứng cử vào công ty chỉ khoảng 20%, trong đó phần đông lại là sinh viên năm 1, 2, 3, chứ năm cuối hay đã tốt nghiệp rất ít. Tuy nhiên, năm nào công ty cũng phải tham gia để quảng bá thương hiệu đến sinh viên”. Trao đổi về việc ngày hội việc làm có còn phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay không, đại diện Trường ĐH Kinh tế TPHCM thẳng thắn: “Việc tổ chức ngày hội theo cách truyền thống đúng là quá tốn kém, phải huy động nhiều người nhưng hiệu quả không như mong muốn. Sắp tới, trường sẽ thay thế bằng cách cho ra mắt Cổng thông tin tuyển dụng để nhà tuyển dụng, sinh viên thuận lợi và nhanh chóng tương tác trực tiếp với nhau”.
Một đơn vị tham gia tuyển dụng tại nhiều trường thuộc khối kinh tế tại TPHCM cũng đồng tình chia sẻ, việc DN hiện nay tham gia các ngày hội việc làm ở các trường chủ yếu là để giữ mối quan hệ. Những trường nào nói tuyển dụng việc làm đến con số vài ngàn việc làm chỉ là “chém gió”. “Nếu có hồ sơ nào đăng ký, chúng tôi nhận rồi sau đó liên hệ mời ứng viên lên phỏng vấn, kiểm tra lại hồ sơ… Tiếp đó, giám đốc công ty mới quyết định có tuyển dụng hay không. Điều này có nghĩa là hồ sơ từ ngày hội đến hợp đồng tuyển dụng hay nhân viên trong một công ty là một khoảng cách rất xa”, vị này cho hay.
Vậy nhưng, theo các nhà tuyển dụng, hiện có tình trạng các trường chỉ quan tâm đến đào tạo chuyên môn, kỹ năng thực hành, cân đo đong đếm chuẩn này chuẩn kia khi sinh viên ra trường. Trong khi đó, sinh viên hiện nay có chứng “ảo tưởng về bản thân”. Các bạn trẻ nghĩ mình phải làm việc ở những vị trí “ngon” như trưởng - phó phòng với mức lương cao, chứ không làm mấy việc bình thường. Có nhiều trường hợp trường mời DN đến phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp nhưng sinh viên cũng không đến; hay chuyện một khách sạn tại Phú Quốc cần tuyển dụng và ký hợp đồng ngay với 10 sinh viên (mức lương cơ bản gần chục triệu đồng/tháng), nhưng sau khi thông báo không có sinh viên nào nộp hồ sơ.
Một cán bộ phòng công tác chính trị sinh viên của một trường tại TPHCM thổ lộ: “Thực tế ngày hội việc làm giờ chỉ còn là hội mà thôi. Không làm thì không được, còn làm thì tốn kém nhưng sinh viên trong trường thậm chí còn không quan tâm. Nhiều lúc ban giám hiệu không duyệt kinh phí đành phải đi “xin” các DN tài trợ. Chi phí này kia tính tròm trèm cũng mất ít nhất cả trăm triệu đồng, nhưng hiệu quả lại không đáng kể. Nếu để số tiền này trao học bổng, hỗ trợ sinh viên thì có lẽ thiết thực hơn”.