“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình”: Sôi nổi, hào hùng những chặng đường lịch sử của Thủ đô

Sáng nay 6-10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 – 10-10-2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự chương trình.

Thực hiện: ĐỖ TRUNG - QUỐC KHÁNH

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.

Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, và nhìn lại 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” từ UNESCO, khẳng định những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử đồng thời xây dựng một Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế.

z5901004677240_780d07b43ac1516b880353d7c4be8ca2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.

z5901004713936_f9e509d35229159a9e7788df5bd3fd8d.jpg
Thủ tướng và lãnh đạo TP Hà Nội dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ

Về phía Hà Nội có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn và lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố. Đặc biệt, rất đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô với khoảng 10.000 người đã tham gia chương trình.

z5901004687052_b44561185453438db8d924ddd4ba627e.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại tượng đài Vua Lý Thái Tổ

Chương trình được mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô.

Tiếp theo là lễ chào cờ đặc biệt, tái hiện lại buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10-10-1954, sau khi Thủ đô được giải phóng. Trong không khí trang trọng ấy, khoảng 10.000 đại biểu đã cùng nhau hát vang bài Quốc ca, tạo nên một khoảnh khắc đặc biệt thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình.

DSC00613.jpg
Chương trình thực cảnh tái hiện những năm tháng chiến đấu hào hùng của nhân dân Thủ đô

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu rõ, cách đây 1.014 năm, vào mùa Thu năm 1010, tiếp nối sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, các bậc tiên liệt, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của nước Đại Việt.

Từ mốc son lịch sử đó đến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua hơn một thiên niên kỷ, với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn trường tồn cùng tuế nguyệt, vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc.

DSC00605.jpg
Tái hiện lại năm tháng quân và dân Thủ đô chiến đấu anh dũng

Phát huy truyền thống lịch sử văn hiến và anh hùng, với vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”; Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; Thành phố kết nối toàn cầu; điểm đến “An toàn - Thân thiện - Hấp dẫn” với bạn bè quốc tế.

“Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô; 25 năm ngày TP Hà Nội được tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, cũng là dịp để chúng ta tiếp tục khẳng định những phẩm chất cao quý và truyền thống tốt đẹp: Văn hiến, Anh hùng, Hòa bình, Hữu nghị của Thủ đô và dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là lẽ sống, là đạo đức và phong cách ứng xử, là truyền thống văn hóa, là khát vọng hòa bình của người dân Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Đó còn là di sản vô giá các thế hệ cha ông ta để lại. Chúng ta trân trọng, có trách nhiệm gìn giữ, phát huy, lan tỏa và truyền lại cho muôn đời con cháu mai sau”, ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

DSC00729.jpg

Tại chương trình, một trong những điểm nhấn quan trọng là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10-10-1954, khi quân đội Việt Nam tiếp quản Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc ách đô hộ thực dân.

Khoảnh khắc hào hùng này được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn do đạo diễn Hoàng Công Cường chịu trách nhiệm dàn dựng nội dung với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ, cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.

Những hình ảnh quen thuộc như: Cầu Long Biên, nơi đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, hay Cột cờ Hà Nội, nơi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong lễ chào cờ đầu tiên vào ngày 10-10-1954 được tái hiện rõ nét trên sân khấu, mang lại cảm xúc sâu lắng cho khán giả. Qua đó, chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trong suốt 3 giờ diễn ra chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình", các đại biểu và nhân dân đã được thưởng thức các màn thực cảnh và chương trình nghệ thuật đặc sắc, tái hiện các giai đoạn lịch sử của Thủ đô.

>>> Một số hình ảnh tại chương trình. Ảnh: ĐỖ TRUNG - QUỐC KHÁNH

dsc00903-8329.jpg
z5901297665558_7d7aaf16c4d8921cc9ace388a572c1af.jpg
DSC00661.jpg
Màn tái hiện người dân Thủ đô đón đoàn quân chiến thắng trở về
DSC00835.jpg
DSC00853.jpg
DSC00877.jpg
DSC01060.jpg
DSC01088.jpg
20241006_081714.jpg
DSC01134.jpg
DSC00740.jpg
DSC00801.jpg
DSC00495.jpg
DSC00505.jpg
DSC00481.jpg

Tin cùng chuyên mục